Công khai ngân sách tỉnh: 50% tỉnh, thành vẫn “minh bạch thấp”

16:38 12/06/2019
Đây là kết quả được công bố tại báo cáo Chỉ số Công khai Ngân sách tỉnh (viết tắt theo tiếng Anh là POBI), được Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện, công bố sáng 12-6.

Đây là năm thứ 2, POBI được thực hiện, là công cụ giúp các tỉnh, thành phố có thể tham chiếu và đo đạc mức độ công khai, minh bạch trong quản lý NSNN và mức độ thực thi Luật NSNN năm 2015.

Vĩnh Long về nhất, Hải Phòng bét bảng

Kết quả POBI 2018 cho thấy chỉ số trung bình về công khai ngân sách tỉnh đạt 51 điểm trên tổng số 100 điểm quy đổi xếp hạng, cao hơn khá nhiều so với năm 2017- chỉ số này trong POBI 2017 là 30.5 điểm. Điều này cho thấy mức độ công khai ngân sách nhà nước của 63 tỉnh/thành phố năm 2018 đã cải thiện hơn so với năm 2017. 

Tín hiệu đáng khích lệ đầu tiên là năm 2018, đã có 6 tỉnh lọt vào nhóm công khai đầy đủ (Nhóm A, điểm xếp hạng từ 75-100), so với năm 2017 là không có tỉnh nào. 

Bên cạnh đó, có 27 tỉnh công khai tương đối, thuộc nhóm B (điểm xếp hạng từ 50 đến dưới 75 điểm) và 21 tỉnh công khai chưa đầy đủ, (Nhóm C, điểm xếp hạng từ 25 đến dưới 50), và chỉ có 9 tỉnh thuộc nhóm công khai ít (Nhóm D, điểm xếp hạng dưới 25). 

Nhiều tỉnh chưa công khai kịp thời các tài liệu ngân sách theo quy định.

“Đáng chú ý, khác với năm 2017, không còn tỉnh nào có điểm số POBI bằng 0. Điều này cho thấy đã có một sự dịch chuyển đáng kể trong việc tuân thủ công khai ngân sách trên cấp độ toàn quốc. Tuy nhiên, vẫn còn 32 tỉnh thành nằm dưới mức xếp hạng trung bình. Điều này cho thấy dù có nỗ lực rõ rệt nhưng vẫn còn khoảng 50% tỉnh thành cần tuân thủ và cải thiện mức độ công khai minh bạch ngân sách tỉnh”, TS Nguyễn Đức Thành Viện trưởng VEPR cho biết

POBI 2018 cho thấy sự khác biệt trong mức độ công khai ngân sách tỉnh giữa các vùng. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có điểm xếp hạng POBI trung bình cao nhất, lần lượt là 60.9 và 59.16 điểm, tiếp theo đó là vùng Đông Nam Bộ (54.37 điểm) và Đồng bằng sông Hồng (50.55 điểm). 

Vùng Bắc Trung Bộ có số điểm trung bình thấp nhất trong 7 vùng địa lý, chỉ đạt 40.33 điểm, tiếp đó là Trung du và miền núi Bắc bộ (42.9 điểm) và khu vực Tây Nguyên (46.3 điểm). 

Về cụ thể, 6 tỉnh xếp vào nhóm A, Vĩnh Long xếp đầu tiên với 90,52 điểm, tiếp đến là Bà Rịa-Vũng Tàu (85,91 điểm), Đà Nẵng (83,09 điểm), Vĩnh Phúc (82,05 điểm). Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh theo chấm điểm chỉ ở mức trung bình thấp. Cụ thể Hà Nội được 49,72 điểm, Thành phố Hồ Chí Minh là 48,98 điểm. 

“Đặc biệt, năm 2017,Hải Phòng là số 0 tròn trĩnh, tức không công bố bất cứ gì, không tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về công khai tài liệu ngân sách Nhà nước. Tới năm nay, từ 0 điểm, chỉ cải thiện được một chút, lên 5 điểm và vẫn là địa phương thấp điểm nhất," ông Thành chỉ ra.

Người dân ít được tham gia công khai ngân sách

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, theo quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, có nhiều loại tài liệu bắt buộc phải công khai như: Báo cáo dự thảo dự toán ngân sách tỉnh năm 2019 trình Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo dự toán ngân sách tỉnh; Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách tỉnh; Báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh,... 

Trong số này, dự thảo dự toán trình Hội đồng Nhân dân tỉnh là tài liệu có sự thay đổi lớn nhất với 47 tỉnh (74,6%) có công khai tài liệu này. Trong khi ấy, năm 2017, số lượng địa phương công khai chỉ là 27 tỉnh (42,9%). Ngoài ra, với tài liệu khác như báo cáo tình hình thực hiện ngân sách tỉnh quý 3, có 46 địa phương (73%) đã thực hiện công khai trong khi năm 2017 là 28 địa phương (44,4%). 

"Điều này cho thấy các tỉnh đã có trách nhiệm hơn trong việc công khai dự thảo dự toán ngân sách Nhà nước để người dân có thể tham gia vào quá trình thảo luận và quyết định dự toán ngân sách của tỉnh," đánh giá của nhóm khảo sát nêu lên.

Song, dù có cải thiện, nhưng về tính kịp thời, vẫn có tình trạng các tỉnh chưa công khai kịp thời các tài liệu ngân sách theo như quy định. Ví dụ dù có 47 tỉnh (74,6%) có công khai dự thảo dự toán ngân sách tỉnh năm 2019 trình Hội đồng Nhân dân tỉnh nhưng chỉ có 29 tỉnh (46%) công khai kịp thời (trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày UBND tỉnh gửi tài liệu này cho đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh). Trong khi ấy, có 7 tỉnh công bố chậm (trong vòng 15 đến 30 ngày) và 11 tỉnh công bố sau 30 ngày hoặc không xác định được chính xác thời điểm công bố.

"Như vậy, mục tiêu công khai dự thảo dự toán ngân sách nhà nước để cho người dân tham gia ý kiến chưa đạt được. Hơn nữa, về mức độ tham gia của người dân cho thấy nhìn chung các tỉnh ít tạo điều kiện để người dân tham gia vào quá trình công khai minh bạch ngân sách. Số điểm quy đổi trung bình của 63 tỉnh thành phố là 34.35 điểm. Tỉnh Bắc Ninh đạt điểm số cao nhất với 66.6 điểm" báo cáo nêu lên.

Trong năm 2018, báo cáo của tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) cho thấy Việt Nam ở Top các quốc gia ít công khai ngân sách nhất thế giới. Cụ thể, kết quả chỉ số công khai ngân sách (OBI) 2017 của Việt Nam ở trụ cột thứ nhất về công khai ngân sách ghi được 15 điểm xếp hạng/100. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 42/100 điểm. So với khu vực, Việt Nam chỉ đứng trên Myanmar. Còn các nước khác như Philippines hay Indonesia đều đat mức điểm cao, lần lượt là 67/100 và 64/100, được xếp hạng tốt “đầy đủ”.
PV
POBI là công cụ giúp các tỉnh, thành phố có thể tham chiếu và đo đạc mức độ công khai, minh bạch trong quản lý NSNN và mức độ thực thi Luật NSNN năm 2015. POBI giúp tăng niềm tin của người dân và các đối tác phát triển trong việc quản lý ngân sách tại địa phương thông qua các khía cạnh: độ minh bạch, tính giải trình và mức độ tham gia về ngân sách. POBI là cũng là công cụ giúp cho Việt Nam thực hiện ngày càng tốt hơn nỗ lực cải cách hành chính và tài khóa, góp phần thực hiện cam kết với mục tiêu phát triển bền vững SDG 16 về minh bạch, giải trình có sự tham gia của người dân. Chính quyền địa phương cũng có thể sử dụng POBI để theo dõi, đánh giá mức độ công khai minh bạch về ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản trị tại địa phương mình.
B.K.
Hà An

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

Đăng tải thông tin sai sự thật về vụ việc phóng hỏa quán cafe ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên các hội nhóm trên mạng xã hội, chị  H.T.L đã bị Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) triệu tập làm việc và ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật”.

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Nam thanh niên khai tên là Nguyễn Trần Huy, SN 2007, trú tại thôn Lê, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đang trên đường chở pháo về thì bị CSGT phát hiện, bắt giữ.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文