Công tác kiểm sát, xét xử đạt được nhiều kết quả

16:10 12/01/2021
Ngày 12/1, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 52, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Tòa án nhân dân (TAND) và Viện Kiểm sát nhân dân (KSND).


Mô hình xét xử mới phù hợp với trình độ quốc tế

Trình bày Báo cáo về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, mặc dù số lượng công việc tăng (bình quân mỗi năm tăng khoảng 8%) với tính chất phức tạp, quy mô lớn và phải thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế nhưng các Tòa án đã không ngừng đổi mới, triển khai nhiều biện pháp đột phá, sáng tạo nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quốc hội giao với chất lượng cao và đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Cụ thể, TAND các cấp đã đưa ra xét xử nghiêm 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo và áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Đã áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng theo đúng quy định của pháp luật… Kết quả xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ. 

Hệ thống Tòa án cũng triển khai mô hình phòng xét xử mới và mô hình phòng xét xử thân thiện phù hợp với trình độ chung của quốc tế. Qua đó đề cao, vai trò của Hội đồng xét xử; bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ; đảm bảo sự bình đẳng của các bên trong vụ án dân sự, hành chính, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong vụ án hình sự; bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong vụ án có sự tham gia của họ.

Kiểm sát hoạt động tư pháp tiến bộ rõ nét

Báo cáo tổng kết công tác ngành KSND trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV do Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí trình bày. Theo đó, Viện trưởng Viện KSND tối cao đã chỉ đạo toàn ngành Kiểm sát quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, các yêu cầu của Đảng, Quốc hội về công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; nỗ lực triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt công tác, nhất là nhiệm vụ phòng, chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm.

Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí.

Kết quả công tác toàn ngành kiểm sát, nhất là các chỉ tiêu Quốc hội giao, năm sau đều tốt hơn năm trước, các nhiệm vụ công tác đều đạt và vượt kế hoạch. Cụ thể, chất lượng công tác giải quyết án hình sự tiếp tục được nâng lên, hạn chế các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Đã xử lý kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm yêu cầu chính trị, yêu cầu pháp luật các vụ án về tham nhũng, kinh tế lớn.

Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp tiếp tục có nhiều chuyển biến rõ nét; đặc biệt đã kịp thời phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Số lượng, chất lượng kháng nghị các loại án tăng và cơ bản đáp ứng yêu cầu Quốc hội; hiệu lực các bản kiến nghị được nâng lên và vượt trên 15% chỉ tiêu của Quốc hội. Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm tăng dần theo từng năm; đã khắc phục tình trạng đơn tồn đọng; hạn chế thấp nhất các trường hợp đã trả lời không có căn cứ kháng nghị nhưng sau đó lại kháng nghị và tình trạng đơn quá hạn giải quyết.

Công tác cải cách tư pháp đạt kết quả tiến bộ

Trình bày Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về các Báo cáo nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức của nhiệm kỳ 2016-2021 nhưng Viện KSND tối cao, TAND tối cao đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ. Nhìn chung kết quả công tác của Viện KSND các cấp, TAND các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực, về cơ bản đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, yêu cầu trong các Nghị quyết của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu kiện; góp phần quan trọng giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Các đại biểu tại phiên họp.

Đối với công tác của TAND, Ủy ban Tư pháp đánh giá: tòa án các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự. Tỷ lệ giải quyết án đạt 99,5%, vượt 11,5% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Đã căn bản khắc phục được việc để án quá thời hạn, hầu hết các vụ án đưa ra xét xử đều trong thời hạn luật định; riêng án kinh tế, tham nhũng, không có vụ án nào để quá thời hạn.

Đặc biệt, trong cả nhiệm kỳ, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Hình phạt mà Tòa án áp dụng cơ bản nghiêm minh, đúng pháp luật. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đạt chỉ tiêu của Quốc hội (không quá 1,5%) và giảm dần qua các năm. Đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản.

Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý, vẫn còn một số trường hợp phải hủy, sửa án do nguyên nhân chủ quan. Một số trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, cho hưởng án treo chưa chính xác. Qua khảo sát cho thấy, số lượng kháng nghị giám đốc thẩm của TAND cấp cao đối với TAND cấp huyện ít hơn so với trước đây khi thẩm quyền này thuộc TAND cấp tỉnh.

Ủy ban Tư pháp cũng ghi nhận, Viện KSND đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Trách nhiệm công tố của Kiểm sát viên tại các phiên tòa được nâng lên. Số bị can bị truy tố mà Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội đã giảm nhiều theo từng năm. Tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm được Tòa án chấp nhận năm 2019, năm 2020 và tỷ lệ kháng nghị giám đốc thẩm được Tòa án chấp nhận trong nhiệm kỳ vượt chỉ tiêu của Quốc hội.

Công tác đấu tranh, xử lý tội phạm tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ giải quyết án tham nhũng đạt cao; tỷ lệ thu hồi tài sản năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn để xảy ra một số trường hợp bị truy tố oan; truy tố sai tội danh, sai khung hình phạt; Viện KSND phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Một số kháng nghị thiếu căn cứ, sau đó Viện KSND cấp trên phải rút kháng nghị của Viện KSND cấp dưới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.

Nhất trí với các đánh giá, nhận định của Ủy ban Tư pháp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, so với nhiệm kỳ trước, công tác tư pháp nhiệm kỳ này đã có nhiều chuyển biến, để lại dấu ấn, trong đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác tư pháp đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ, từ xây dựng các luật về giám định tư pháp, luật về tố tụng, một số văn bản liên quan đến bồi thường, đặc xá… đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Công tác cải cách tư pháp đạt được kết quả tiến bộ, thể hiện rõ trong tranh tụng, quyền bào chữa của luật sư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về một số hạn chế, bất cập, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, cần làm rõ hơn việc sắp xếp nâng cấp một số Tòa án , Viện kiểm sát từ huyện lên thị xã, từ quận lên thành phố thì sắp xếp, tổ chức công việc như thế nào. Một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, trong báo cáo của Viện KSND tối cao có nêu, trung bình một năm xử lý khoảng 36 vụ các cơ quan tư pháp có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Tỷ lệ này đã phản ánh đúng thực tế hay chưa?

Đối với công tác của ngành TAND, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết án thương mại, nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm… để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của nhân dân. 

Thu Thuỷ

9h ngày 13/4, Cơ quan CSĐT (Văn phòng Cơ quan CSĐT) Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Lê Văn Mót (SN 1966) vì đã có hành vi vi phạm pháp luật.

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai, CBCS và chó nghiệp vụ của Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ, Bộ Tư lệnh CSCĐ vẫn miệt mài luyện tập phục vụ diễu binh, diễu hành. Những chú chó tinh nghịch đang chạy nhảy, khi nghe khẩu lệnh và tiếng vỗ tay của cán bộ huấn luyện lập tức vào hàng, ngồi trật tự bên chủ nhân...

Sáng 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Trần Thị Thúy (SN 1977, trú tại thôn Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là học sinh vi phạm TTATGT đang có biểu hiện gia tăng trở lại. Một số lỗi vi phạm khá phổ biến như không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện mà chưa có giấy phép lái xe…

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2450/VPCP-KGVX ngày 12/4/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5/2024. Theo đó kỳ nghỉ này sẽ kéo dài liên tục từ thứ bảy, ngày 27/4 đến hết thứ tư, ngày 1/5.

Đội tuyển U23 Việt Nam đã rút ra được những vấn đề cần khắc phục sau trận đấu với U23 Jordan. Bây giờ là lúc huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn cần giúp các cầu thủ có được sự tự tin cần thiết. Trận giao hữu của U23 Việt Nam và U23 Jordan có kết quả hòa 0-0 sau thời gian thi đấu chính thức. Trên chấm luân lưu, U23 Việt Nam thua 3-4 trước đối thủ. Đây được xem là màn tổng duyệt quan trọng của U23 Việt Nam trước khi bước vào các trận đấu chính thức tại giải U23 châu Á 2024.

Đây là thông tin được Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đưa ra tại hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2023 của Khối Thi đua các bộ, ngành Nội chính Trung ương ngày 10/4.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc yêu cầu mỗi CBCS CAND phải xác định rõ và nhận thức đúng đắn về "danh dự", vững vàng đối mặt với những khó khăn, cám dỗ, âm mưu, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm để luôn biết trân trọng, gìn giữ và phát huy phẩm chất cao quý của người Công an cách mạng, qua đó, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người CBCS Công an trong lòng nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文