Cử tri tiếp tục truy trách nhiệm Bộ Giáo dục trong vụ gian lận thi cử 2018

13:18 21/10/2019

Sáng 21-10, thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đã trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.


Theo đó, thông qua 1.688 cuộc tiếp xúc cử tri, Ban Dân nguyện đã tổng hợp được 2.251 kiến nghị. Qua phân loại, tổng hợp còn 2.224 kiến nghị, đến nay 2.211 kiến nghị đã được giải quyết hoặc trả lời (đạt 99,42%). Các lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của cử tri là tài nguyên và môi trường, giáo dục và đào tạo, lao động thương binh và xã hội, giao thông vận tải.

Bộ Công an được một số Đoàn ĐBQH đánh giá cao

Số kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ là 1.127, chiếm 95,64% tổng số kiến nghị; đã giải quyết, trả lời đạt 99,44%. Qua đó, cử tri đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, đã quyết liệt chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Các Nghị quyết của Quốc hội được triển khai nghiêm túc, nhiều cam kết, lời hứa đã được thực hiện, tạo lòng tin của người dân với công tác điều hành của Chính phủ.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải

Nhìn chung, các bộ, ngành, cơ quan đều rất nghiêm túc, tích cực giải quyết trả lời đối với những vấn đề mà cử tri phản ánh, hầu hết các Bộ trưởng, trưởng ngành đều trực tiếp xem xét, giải quyết, ký văn bản trả lời và công khai trên cổng thông tin điện tử. Nhiều bộ được một số Đoàn ĐBQH đánh giá cao như Bộ Quốc phòng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ; Bộ Công an...

Qua giải quyết kiến nghị cử tri, nhiều yêu cầu cấp thiết của người dân được giải quyết kịp thời, như: Thủ tướng đã ban hành Quyết định 793 để hỗ trợ cho những hộ dân bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu phi ngay sau khi cử tri các tỉnh Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu,… có kiến nghị;

Tiếp thu kiến nghị cử tri Phú Thọ, Long An, Ninh Bình, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... phản ánh về tai nạn giao thông gia tăng, do sử dụng rượu bia, ma túy... Bộ Công an đã tăng cường kiểm tra chủ xe và phương tiện, đã xử lý hơn 2 triệu trường hợp, phạt 1.500 tỷ đồng, trong đó 78.117 vi phạm nồng độ cồn, 254 trường hợp sử dụng ma túy...

Ngoài những kiến nghị cụ thể đã được giải quyết kịp thời, một số nhóm vấn đề lớn mà người dân phản ánh cũng được quan tâm tháo gỡ, bước đầu có chuyển biến, như về “tham nhũng vặt”, tiếp công dân, về khắc phục tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm...

Bộ Giáo dục chưa kiểm soát tốt diễn biến kỳ thi

Bên cạnh đó, Trưởng Ban Dân Nguyện cũng chỉ ra một số hạn chế trong giải quyết kiến nghị cử tri, như vẫn còn có văn bản trả lời chưa rõ, chỉ trích dẫn quy định của pháp luật mà chưa nghiên cứu các giải pháp để tháo gỡ vướng mắc cụ thể mà cử tri nêu, nên cử tri tiếp tục kiến nghị,...

Các đại biểu tham dự phiên họp

Cử tri 8 địa phương kiến nghị tại Kỳ họp thứ 6 và cử tri 20 địa phương kiến nghị tại Kỳ họp thứ 7 đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trong việc xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018. Trả lời Bộ GD&ĐT nêu: Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (gồm Phần mềm chấm thi; Công tác quán triệt quy chế thi; Công tác thanh tra), Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục để tổ chức tốt kỳ thi 2019.

“Cử tri cho rằng vụ gian lận thi cử 2018 vừa qua, các tỉnh Hòa Bình và Sơn La nhìn chung đã xử lý nghiêm khắc, đảm bảo sức răn đe đối với cán bộ, đảng viên vi phạm. Có thể nói, những sai phạm chủ yếu là do lỗi chủ quan của cán bộ giáo dục tại một số địa phương, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi”, bà Hải nhấn mạnh.

Xuất hiện tình trạng “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ

Cũng liên quan giáo dục, vấn đề lạm thu đã được cử tri nhiều địa phương đề cập và được UBTVQH kiến nghị Bộ GD&ĐT quan tâm phối hợp với các địa phương giải quyết dứt điểm vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến hầu hết mọi gia đình có con đang đi học. Mặc dù Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhưng hiện tượng thu trái quy định vẫn diễn biến phức tạp.

“Xuất hiện nhiều hình thức mới vận động tiếp nhận tài trợ từ phụ huynh dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục, “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua Ban đại diện cha mẹ học sinh qua các thầy cô giáo. Mục đích tài trợ thường không rõ ràng, như yêu cầu sửa sang cơ sở vật chất, làm mái che, sân chơi, sửa cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện, mua máy chiếu, mua mực in…”, Trưởng Ban Dân nguyện nêu rõ.

Bà đánh giá, việc chi tiêu, quản lý số tiền này trong một số trường hợp còn chưa minh bạch, gây bất bình trong dư luận phụ huynh, đặc biệt là gây lo lắng, áp lực lớn đối với những gia đình người lao động, làm công ăn lương, hoặc có thu nhập thấp, không ổn định vì số tiền đóng góp trong một số trường hợp không phải là nhỏ.

Đây là hiện tượng đã tồn tại quá lâu, cử tri liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, do đó kiến nghị Bộ GD&ĐT tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, phối hợp chặt chẽ với địa phương để phát hiện xử lý, trường hợp cần thiết kiến nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề nội dung trên…  

Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa quy định liên quan taxi công nghệ

Về việc thí điểm triển khai taxi công nghệ, ngày 7-1-2016, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Quyết định số 24 thí điểm taxi công nghệ tại 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh. Đến nay, đã gần 4 năm, Bộ vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của loại hình taxi này, dẫn đến xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa nhiều hãng taxi, taxi công nghệ hoạt động cả ở các địa phương không được thí điểm, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước và ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Theo trả lời, Bộ GTVT cho biết, Bộ đang “sửa đổi, bổ sung Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, trong đó có liên quan đến taxi công nghệ. Đây là vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm, kiến nghị Bộ GTVT khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi trong năm 2019.


Bảo Quân - Thiện Minh

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được tổ chức theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới ban hành năm 2018. Học sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số 9 môn tính điểm còn lại của chương trình lớp 12.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc vào cuối năm 2025 hoặc giữa năm 2026, với một kịch bản tiêu cực cho Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump bất ngờ đề cập đến việc sẽ sớm trao đổi với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột này.

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文