Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều sai phạm trong quản lý đê điều

13:38 22/11/2019
Đại biểu Quốc hội nêu nhiều tồn tại trong thực hiện các quy định liên quan đến đê điều, từ đó đưa ra đề xuất hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Còn bất cập trong quản lý đê điều

Sáng 22-11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Đại biểu Phạm Văn Hoà đoàn Đồng Tháp.

Đại biểu Phạm Văn Hòa đoàn Đồng Tháp cho rằng, thời gian qua, việc quản lý nhà nước ở các khu vực bãi bồi, cù lao, bãi sông rất khó khăn, bất cập, thậm chí buông lỏng nên có nhiều vi phạm xảy ra chưa được xử lý nghiêm do liên quan đến các luật khác, do e ngại, nể nang.

"Thực tế, bãi bồi, cù lao là do chính quyền xã quản lý, giao cho người dân thuê có thời hạn và mục đích sử dụng cho nông nghiệp, phi nông nghiệp. Do đó, đã có nơi bị người dân chiếm dụng xây dựng nhà dân sinh, công trình dân dụng không phép", đại biểu nêu vấn đề.

Mặt khác, ông Hoà chỉ ra rằng, việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi đê đã ảnh hưởng đến dòng chảy, gây xói mòn đê nên dự thảo luật sửa đổi phải có quy định cụ thể, tránh việc sử dụng cù lao, bãi bồi, lòng sông không an toàn cho đê. "Các quy định này cần được dễ dàng thực hiện, không bị ràng buộc bởi các luật khác, tránh tình trạng người dân tự phát sử dụng, gây khó khăn cho công tác xử lý của các cơ quan chức năng", ông Hoà nói.

Về xây dựng công trình cải tạo giao thông liên quan đến đê, đại biểu Phạm Văn Hòa tán thành dự thảo, song, cho rằng, vấn đề này cần có sự phối hợp giữa Bộ ngoài sự tổng hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường vì còn liên quan đến việc khai thác cát, sỏi, khoáng sản dưới lòng sông.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đoàn Lạng Sơn.

Tán thành với việc thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, song đại biểu Hoà cũng lưu ý qua giám sát về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã phát hiện nhiều tổ chức sử dụng quỹ phức tạp, thu chi khó kiểm soát nên cần có quy định chặt chẽ để không phát sinh thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Tiếp mạch thảo luận về Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương, đại biểu Nguyễn Lâm Thành đoàn Lạng Sơn đề nghị cân nhắc đối với việc thành lập quỹ này tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì cần xem xét khả năng chồng chéo nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ - vốn là đầu mối trong quản lý, tiếp nhận nguồn viện trợ nhân đạo.

Đề nghị đầu tư cho các công trình cấp thiết

Về công tác phòng, chống thiên tai, đại biểu Lê Quang Trí đoàn Tiền Giang, đề nghị ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ, cho rằng đây là chính sách quan trọng để thích ứng với tình hình thiên tai ngày càng diễn biến khó lường, còn Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhiều bởi thay đổi thời tiết.

Tuy nhiên, do nguồn lực quốc gia có hạn nên đại biểu đề nghị ưu tiên xây dựng một số công trình phòng, chống thiên tai cấp thiết, nhất là đối với khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, vốn đang đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng.

Một đoạn đê bị sạt lở ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đại biểu, nhiều đoạn bờ biển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở tốc độ nhanh, có nơi mỗi năm bờ biển bị sạt lở từ 20 đến 30m, có nơi "cách đây 30 năm đê biển được xây dựng cách bờ hơn một cây số nhưng nay chỉ còn đê biển và đê cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng". "Cần có nghiên cứu và giải pháp bảo vệ bờ biển một cách hiệu quả", ông Trí nói.

"Trong giai đoạn hiện nay, rất cần đầu tư xây dựng các công trình ao, hồ điều tiết nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với hạn hán, chống ngập lụt, chủ động nguồn nước tưới và nguồn nước sinh hoạt, không bị động bởi các đập thủy điện trên sông Mekong", đại biểu nhấn mạnh thêm.

Cũng theo ông Trí, Việt Nam cũng nên chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong phòng chống thiên tai bởi đây là công tác khó và phức tạp đối, trong khi trên thế giới có nhiều nước có kinh nghiệm như Nhật Bản, Philippines. Từ đó, đại biểu đề nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo luật.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho rằng cần bổ sung quy định về cơ chế đặc thù đối với một số hoạt động liên quan đến khôi phục, sửa chửa các công trình hoặc xử lý phòng, chống thiên tai quy mô nhỏ trong trường hợp khẩn cấp. Ông Thành cũng đề nghị nghiên cứu các quy định ứng phó với các loại hình thiên tai khác như hạn hán, rét đậm, sương muối cho phù hợp với thực tiễn thay vì chỉ tập trung vào mưa lũ.

Quỳnh Vinh - Thiện Minh

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文