Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX: “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”

07:51 18/09/2019
Sáng nay (18-9), với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ IX sẽ bắt đầu diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Đại hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 18-20/9/2019.

Đại hội có nhiệm vụ đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa VIII, nhiệm kỳ 2014-2019, rút ra bài học thực tiễn sâu sắc, đề ra các chương trình hành động thiết thực, hiệu quả cho nhiệm kỳ mới.

Theo Ban tổ chức, Đại hội có sự tham dự của 1.300 đại biểu, trong đó 999 đại biểu chính thức; 32,63% đại biểu là nữ; 49,74% đại biểu là người ngoài Đảng; 28,31% đại biểu là người dân tộc thiểu số; đại biểu tôn giáo chiếm 19,22%... Đại biểu cao tuổi nhất là Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ( 102 tuổi), Pháp chủ Hội đồng chứng minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; đại biểu trẻ tuổi nhất 21 tuổi. Dự kiến, số lượng Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX là 385 vị. Dự kiến Đoàn Chủ tịch có 62 vị ( bằng khóa XIII).

Các đại biểu bắt đầu tiến vào hội trường chính nơi sẽ chính thức diễn ra Đại hội

Trong khuôn khổ Đại hội, ngày 18-9, Đoàn Chủ tịch, các Trưởng đoàn đại biểu và đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài sẽ vào Lăng đặt hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ. Buổi chiều khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối đại đoàn kết dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2014-2019. Đại hội tiến hành phiên làm việc đầu tiên, hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký của Đại hội; thông qua Chương trình và Quy chế làm việc của Đại hội; thảo luận Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2014 – 2019.

Ngày 19-9, Đại hội chính thức khai mạc với sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đại hội sẽ nghe và thảo luận, đóng góp ý kiến vào Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII trình Đại hội. Các đại biểu sẽ tiến hành thảo luận theo chuyên đề tại 5 trung tâm của Đại hội.

Ngày 20-9, buổi sáng các đại biểu tiếp tục tham luận, Đại hội sẽ thảo luận và thông qua Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX; hiệp thương cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024; tổ chức Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024. 

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh kiểm tra Trung tâm báo chí phục vụ tuyên truyền Đại hội.

Buổi chiều, sau phần báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận tại Đại hội, các đại biểu nghe Thường trực Chính phủ phát biểu về tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công tác phối hợp giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Báo cáo kết quả Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024; công bố danh sách Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực và các chức danh trong Ban Thường trực; ra mắt Ủy ban Trung ương MTTQVN khóa IX. Đại hội ra Lời kêu gọi và thông qua Nghị quyết Đại hội, trước khi tiến hành phiên bế mạc.

Ngay sau phiên bế mạc Đại hội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX sẽ tổ chức họp báo thông báo kết quả Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ IX. Tối 20-9, diễn ra chương trình Liên hoan văn nghệ chào mừng thành công Đại hội, được tổ chức tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, phố Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.

Tâm Phạm

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文