Thủ tướng đồng ý công bố dịch trên toàn quốc

20:45 30/03/2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ khi kết luận cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chiều 30-3.


Quên mình phòng, chống COVID-19

Thủ tướng đánh giá, trong tháng qua và những ngày qua cả hệ thống chính trị tiếp tục lao động quên mình để giữ tình hình trong bối cảnh bùng nổ dịch bệnh ở Việt Nam. “Việt Nam đã hành động rất sớm, rất kiên quyết và đúng thời điểm. Đó là nguyên nhân mang lại thành công ban đầu khiến nhân dân ta và bạn bè quốc tế đánh giá cao”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho rằng, chúng ta có chiến lược áp chế, cách làm bình tĩnh, kiểm soát ngày càng cao để có được tình hình như hiện nay. Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến toàn thể nhân dân, đặc biệt cảm ơn và biểu dương cán bộ công nhân viên ngành Y tế, cảm ơn bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều bác sỹ tình nguyện ở lại với người bệnh nặng, cảm ơn những “chiến sỹ áo trắng” khác cùng nhiều cấp, nhiều ngành đã thực hiện nghiêm Kết luận của Thủ tướng.

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc họp.

Thủ tướng biểu dương ngành Du lịch đã bố trí khách sạn tốt cho bác sỹ, nhân viên y tế ở lại điều trị; biểu dương ngành Công thương và các doanh nghiệp đã làm thành công bộ đồ bảo hộ, bảo đảm đầy đủ khẩu trang cho ngành Y tế; biểu dương ngành Công an, Quân đội, Truyền thông...; các cơ quan Đảng, Nhà nước trên dưới một lòng quyết tâm ngăn chặn hiệu quả dịch COVID-19. “Chúng ta có một Ban Chỉ đạo quy mô lớn, nhiều cấp, nhiều ngành và đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp rất sâu sắc”, Thủ tướng nhận định, đề nghị tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 15.

Thủ tướng nhắc lại, đây là thời điểm có tính chất quyết định tới cục diện cuộc chiến chống dịch COVID-19. Do đó, cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng cần tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Trước hết, ngành Y tế phải phối hợp chặt chẽ với TP Hà Nội, ngành Công an và các cơ quan khác chớp thời gian, tranh thủ từng phút, từng giờ rà soát, khoanh vùng những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm ở 2 ổ dịch lớn nhất, trước hết là Công ty Trường Sinh đặt tại khu vực căng tin bệnh viện Bạch Mai.

Thủ tướng yêu cầu ngành Y tế, ngành Công an và các địa phương cần thần tốc, cương quyết, dành mọi nguồn lực vào việc rà soát, khoanh vùng những người dân đã từng đến khám, thăm thân ở bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10-3, liên hệ cơ quan y tế để được xét nghiệm COVID-19. Ngành Y tế, ngành Công an phải phối hợp làm rõ nhân thân, các mối quan hệ của nhân viên Công ty Trường Sinh để tìm hết các cá nhân có nguy cơ bị lây nhiễm, từ đó có giải pháp tổng thể xử lý ổ dịch này.

Cách ly xã hội trong vòng 15 ngày 

Thủ tướng khẳng định một giải pháp cần thiết là vấn đề cách ly xã hội để ngăn chặn hiệu quả vấn đề lây lan dịch ra cộng đồng trong vòng 15 ngày, yêu cầu không được chủ quan, lơ là. “Chúng ta có nhiều biện pháp mạnh mẽ nhưng đường phố vẫn đông người, trên bãi biển vẫn còn rất nhiều người, một số nơi vẫn chưa thực hiện nghiêm quy định số người tụ tập ở ngoài xã hội... Đây là nguy cơ rất cao” – Thủ tướng nhấn mạnh thêm.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan bố trí cán bộ làm việc ở nhà, xử lý công việc qua công nghệ thông tin. Trừ trường hợp đặc biệt phải đến cơ quan, ví dụ như xử lý tài liệu mật, bộ phận sẵn sàng chiến đấu, trực cơ quan đầu não, bộ phận sản xuất dịch vụ thiết yếu cho nhân dân hay công cụ cần thiết cho nền kinh tế...

Toàn cảnh cuộc họp.

Vấn đề lớn thứ hai, Thủ tướng yêu cầu từng gia đình, từng cá nhân tự bảo vệ. Tất cả hệ thống phải vận động theo hướng này, các cấp chính quyền, hệ thống chính trị phải hưởng ứng việc này. Cùng với đó, người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm nếu để cơ quan có nhiều người lây nhiễm do không nắm vững các quy định về vấn đề phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng chỉ đạo cơ bản dừng vận chuyển phương tiện công cộng, hạn chế tối đa phương tiện cá nhân. Giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban bố tình trạng khẩn cấp khi cần thiết.

Thủ tướng yêu cầu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo bố trí, sắp xếp các khu cách ly cũ và mới tách riêng nhau để tránh lây chéo COVID-19. Yêu cầu các bệnh viện trong toàn hệ thống Bộ Y tế nên có quy định phù hợp để không xảy ra việc một cá nhân nhiễm COVID-19 mà có thể ảnh hưởng đến toàn bộ bệnh viện.

Thủ tướng lưu ý việc bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, dễ bị tổn thất, đói kém cần có chính sách cụ thể. Thủ tướng cho rằng, trong tình trạng xử lý vấn đề tiền khẩn cấp đang diễn ra ở nước ta cần đảm bảo hàng hoá, lương thực thiết yếu cho người dân. Bộ Công thương và các địa phương cần có cơ số dư giả để đảm bảo giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng, đảm bảo cuộc sống bình thường cho người dân. Cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn vấn đề khai báo y tế tự nguyện vì đây là chủ trương cần thiết qua thực tiễn vừa rồi.

Đồng ý công bố dịch trong toàn quốc

Thủ tướng hoan nghênh Ban Tuyên giáo Trung ương, bộ Thông tin và Truyền thông vừa qua đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông, báo chí đã đóng góp rất tốt vào công tác phòng, chống dịch. Thủ tướng yêu cầu tới đây cần tiếp tục đóng góp vào việc này để những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương được nhân dân hiểu, ủng hộ và tự giác chấp hành.

Nhấn mạnh an ninh, trật tự (ANTT) là vấn đề rất lớn trong bối cảnh nhiều người dân thất nghiệp, mất việc, lương thấp hoặc không có lương..., Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động triển khai phương án đảm bảo ANTT cho người dân. “Nhất là người thất nghiệp từ thành thị về nông thôn thì không chỉ quản lý tốt về bệnh dịch mà ANTT cũng phải quản lý thật tốt để đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ chính trị của toàn ngành Công an” – Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng giao Bộ Y tế là cơ quan đầu mối để đề xuất cụ thể chủng loại, chất lượng trong hợp tác cung cấp máy thở và vật tư y tế bán cho các nước, trong đó Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì việc hợp tác sản xuất máy thở một cách phù hợp trên tinh thần rất cấp bách. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải trong thời gian tới.

“Một tinh thần lớn hiện nay là không được để dịch bùng nổ ở nước ta, cố gắng tối đa hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng” Thủ tướng nói, đồng thời đề nghị bệnh viện Bạch Mai tiếp tục nhận bệnh nhân nặng cấp cứu, không để bệnh nhân tử vong song cũng cần phải được bố trí, tổ chức thực hiện chặt chẽ, trên cơ sở đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Thủ tướng lưu ý, chúng ta không đặt vấn đề phong toả hay tình trạng khẩn cấp nhưng tất cả cơ quan chức năng, đặc biệt Bộ Tư pháp phải chuẩn bị tinh thần ấy.

Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Đồng thời khẳng định vấn đề cần tập trung hiện nay là tập trung để Hà Nội không lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Thủ tướng yêu cầu Thành uỷ, UBND TP Hà Nội và BCĐ Trung ương chung sức hỗ trợ cho Hà Nội để xử lý thành công dịch bệnh COVID-19...

Quỳnh Vinh

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文