Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và Trục liên thông văn bản quốc gia của Ủy ban

19:27 10/08/2019
Chiều 9/8, tại trụ sở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã tổ chức Hội thảo số hóa quản lý điều hành và xây dựng trục liên thông văn bản điện tử theo mô hình Chính phủ điện tử của Ủy ban.


Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Phú Hà - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), ông Trần Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); đại diện Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ); đại diện lãnh đạo Văn phòng, các Vụ và Trung tâm Thông tin của Ủy ban; đại diện các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc...

Quán triệt nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử, Trục liên thông văn bản quốc gia

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Thị Phú Hà

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Phú Hà cho biết: Xây dựng Chính phủ điện tử là một chủ trương lớn đã và đang được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Nhận thức rõ yêu cầu này cũng như xu hướng phát triển của thời đại, trong thời gian qua, Ủy ban đặc biệt chú trọng đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, điều hành; đã triển khai các phân hệ ứng dụng phục vụ quản trị nội bộ và hoạt động nghiệp vụ; các phần mềm về Bộ chỉ số và Cổng Thông tin điện tử đã thể hiện rõ sự kết nối, tương tác giữa Ủy ban với doanh nghiệp và người dân, giữa Ủy ban với công chức, viên chức và người lao động, tuân thủ yêu cầu Kiến trúc Chính phủ điện tử 1.0.

“Là cơ quan thuộc Chính phủ mới được thành lập, còn rất nhiều việc phải làm, nhưng xây dựng Chính phủ điện tử luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban. Hội thảo này là diễn đàn để Ủy ban và các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi về một bước đi quan trọng sắp tới, đó là xây dựng Trục liên thông văn bản điện tử giữa Ủy ban và doanh nghiệp, tiến tới tích hợp dữ liệu và số hóa các hoạt động quản lý điều hành của Ủy ban với doanh nghiệp, theo đúng yêu cầu, chỉ đạo và định hướng của Chính phủ” - Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Phú Hà nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Phú Hà cũng đề nghị các doanh nghiệp quán triệt sâu sắc hơn nhiệm vụ của mình trong việc tham gia xây dựng Trục liên thông văn bản điện tử giữa Ủy ban và doanh nghiệp, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với Ủy ban và các doanh nghiệp, thể hiện trong Thông báo số 262/TB-VPCP ngày 27/7/2019 của Văn phòng Chính phủ.

Bà Đỗ Thái Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ)

Phát biểu tại Hội thảo, bà Đỗ Thái Hà - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) nhấn mạnh tầm vai trò của sự đồng hành của doanh nghiệp và Chính phủ trong quá trình số hóa quản lý hành chính và xây dựng Trục liên thông văn bản quốc gia; đồng thời, chỉ ra khó khăn trong triển khai công tác này.

“Khi triển khai thành công chuyển đổi số trong quản lý hành chính thì cả Chính phủ và khối doanh nghiệp sẽ cùng nhau đạt được mục tiêu nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả quản lý vốn nhà nước. Đi kèm với đó là mục tiêu kết nối, chia sẻ thông tin, tăng tính minh bạch. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng các đơn vị trong quá trình triển khai Trục liên thông văn bản quốc gia” - bà Đỗ Thái Hà nhấn mạnh.

Trình bày tham luận về định hướng ứng dụng CNTT của Ủy ban, ông Trần Công Hòa - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Thông tin cho biết: Ủy ban định hướng xây dựng hệ thống CNTT theo mô hình Chính phủ điện tử, đáp ứng yêu cầu thông tin giám sát và quản lý vốn nhà nước. Với những mục tiêu quan trọng như liên thông với Chính phủ và các Bộ ngành, xây dựng cơ sở dữ liệu từ đó giám sát, đánh giá doanh nghiệp, hay quản trị nội bộ chuyên ngành, hiện Ủy ban đã áp dụng mô hình kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ, kết nối với doanh nghiệp thông qua hệ thống Văn bản điện tử, Phần mềm Bộ chỉ số, Hội nghị trực tuyến và Cổng thông tin điện tử.

Ông Trần Công Hòa - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin

Trung tâm Thông tin đã thực hiện khảo sát 19 doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban về các vấn đề liên quan tới xây dựng Trục liên thông văn bản điện tử của Ủy ban. Theo đó, hiện nay do mỗi doanh nghiệp sử dụng nền tảng công nghệ khác nhau, nên rất cần thiết phải xây dựng trục tích hợp dữ liệu để đảm bảo sự đồng bộ chia sẻ thông tin, báo cáo phục vụ công việc. Các doanh nghiệp sẽ liên thông qua trục với Ủy ban để kết nối các Bộ, ngành, địa phương thông qua  Trục liên thông văn bản quốc gia. Do đó, doanh nghiệp cần khẩn trương đầu tư nâng cấp, hoàn thiện Phần mềm quản lý văn bản, đáp ứng yêu cầu chuẩn dữ liệu theo quy định.

“Nếu xây dựng thành công mô hình Chính phủ điện tử, cả Ủy ban và doanh nghiệp sẽ cùng đạt được mục tiêu nâng cao năng lực quản trị; đổi mới công nghệ, tiết kiệm và gia tăng lợi nhuận; kết nối chặt chẽ, từ đó nâng cao hiệu quả vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ trong Ủy ban cùng cần tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu và triển khai với các doanh nghiệp khác” - ông Trần Công Hòa nhấn mạnh.

Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại Hội thảo, nhiều đại biểu đã chia sẻ những thông tin, trao đổi kinh nghiệm thực tế trong quá trình triển khai công tác chuyển đổi số trong quản lý hành chính.

Ông Tô Dũng Thái – Phó Tổng Giám đốc VNPT

Ông Tô Dũng Thái - Phó Tổng Giám đốc VNPT cho biết: Là doanh nghiệp đi đầu về chuyển đổi số, VNPT đang triển khai Hệ thống Trục liên thông văn bản quốc gia cho Chính phủ. Trục liên thông văn bản quốc gia được kết nối, liên thông với Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các Bộ, ngành, địa phương qua Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam; nâng cao năng suất đội ngũ cán bộ, tối ưu hoạt động điều hành của các cơ quan Nhà nước, chuyển đổi mô hình quản trị từ bị động sang dự báo chủ động; giúp kết nối và phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Đến nay, VNPT đã ký kết hợp tác toàn diện về CNTT và công nghệ thành phố thông minh với 53 UBND tỉnh, thành phố nhằm phối hợp tối đa các địa phương trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý điều hành và phát triển kinh tế. Tính đến hết năm 2018, VNPT đã bàn giao nhiều dự án về du lịch, nông nghiệp, chính quyền điện tử và thành phố thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố. Đồng thời VNPT đã ký hợp tác chuyển đổi số cho các Bộ ngành và các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn, trong đó có cả phần hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.

Ông Nguyễn Đức Kiên – Chuyên gia CNTT của VNPT.

Trình bày tham luận về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp lớn, ông Nguyễn Đức Kiên - chuyên gia CNTT của VNPT nhấn mạnh: Trục liên thông văn bản quốc gia là nền tảng cốt lõi đảm bảo xây dựng thành công Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số. Những công nghệ của VNPT cho phép trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin dựa trên kiến trúc phân tán hoặc tập trung tùy theo yêu cầu. Bên cạnh đó, những hệ thống mà VNPT triển khai đã giảm thiểu sự phức tạp trong việc giao tiếp giữa các hệ thống cũng như đảm bảo tính sẵn sàng, toàn vẹn, bảo mật dữ liệu trong quá trình trao đổi thông tin.

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, VNPT cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của Ủy ban với 19 Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc với nhau và có thể kết nối vào Trục liên thông Văn bản quốc gia. Theo đó, Ủy ban hoạt động như một trung tâm kết nối cho 19 doanh nghiệp nhà nước để có thể gửi nhận dữ liệu với Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương.

Ông Lê Hồng Hà - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Ông Lê Hồng Hà - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết: Các hãng hàng không trên thế giới đã có quá trình phát triển vượt bậc trong quản lý số. Đây là xu thế bắt buộc trong ngành hàng không toàn cầu, trước những sự tiến bộ không ngừng các nền tảng số, thu hút khách hàng với những công nghệ mới. Hiện Vietnam Airlines đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở chuyển đổi số. Mục tiêu của Vietnam Airlines đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong năm 2020, tiến tới mục tiêu trở thành hãng hàng không số. Những tiện ích đem lại trong quá trình chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phân tích thị trường, mạng đường bay và báo cáo thương mại.

Ông Nguyễn Xuân Tuấn – Trưởng ban Viễn thông và CNTT (EVN).

Chia sẻ về quá trình và kinh nghiệm triển khai hệ thống văn phòng điện tử và chữ ký số tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng ban Viễn thông và CNTT cho biết: Ngay từ những năm 2000, EVN đã đặt mục tiêu quản lý văn bản thông qua hệ thống điện tử, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng văn phòng điện tử sau này. Ở thời điểm đó, trước những yếu tố về công nghệ, khung pháp lý quản lý văn bản điện tử, EVN đã quyết tâm, tìm hướng chuẩn hóa, đồng bộ văn bản, đi đầu trong việc khuyến khích cán bộ và khách hàng sử dụng ứng dụng văn bản điện tử.

“Sau gần 20 năm thực hiện, EVN đã xây dựng và phát triển phần mềm văn phòng điện tử qua 3 phiên bản với 100% đơn vị trong hệ thống sử dụng, chu trình xử lý văn bản đã khép kín, không lưu hành văn bản giấy trong Hội đồng thành viên. Văn bản giấy đến tập đoàn đều được số hóa, ở chiều ngược lại, văn bản đi được số hóa 90%” – ông Nguyễn Xuân Tuấn cho hay.

Ông Nguyễn Quốc Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Cũng tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Quốc Huy - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đưa ra đề xuất quá trình số hóa quản lý hành chính và xây dựng Trục liên thông văn bản cần đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả.

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Phú Hà yêu cầu Trung tâm Thông tin cần tính toán kỹ lưỡng cách thức thực hiện liên quan tới đối tượng cần liên thông, những nội dung, phạm vi liên thông khi xây dựng Trục liên thông văn bản. Phó Chủ tịch cũng giao nhiệm vụ cho Trung tâm Thông tin phối hợp cùng các đơn vị đầu mối làm công tác CNTT của 19 Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc xây dựng dự thảo chương trình kế hoạch. Thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục mời những tổ chức, chuyên gia công nghệ để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ thêm về vấn đề này.

Theo baochinhphu

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文