Dấu ấn Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020:

Định vị ASEAN trong một thế giới chuyển đổi (kỳ 2)

08:55 23/11/2020
Tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (ASEAN-37) diễn ra sáng 12/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Định vị chỗ đứng phù hợp cho ASEAN trong thế giới thời kỳ hậu COVID-19 là một vấn đề lớn. Mong muốn và ý chí mạnh mẽ giữ gìn một khu vực hòa bình, ổn định, đoàn kết và thống nhất trên cơ sở luật pháp quốc tế, đã và cần tiếp tục trở thành giá trị cốt lõi của Đông Nam Á và Cộng đồng ASEAN”.

Thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước truyền tải cũng là vấn đề mà các quốc gia thành viên ASEAN luôn trăn trở, nỗ lực thống nhất từ tiếng nói đến hành động, nhằm giữ vững bản sắc và giá trị ASEAN.

Chung Cộng đồng – Chung tiếng nói

Có thể nói, việc Cộng đồng ASEAN hình thành ngày 31/12/2015 đã đưa ASEAN trở thành một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội. The Diplomat đánh giá, ở thời điểm hiện tại, ASEAN được coi là hình mẫu thành công về hợp tác khu vực. Các diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã quy tụ được nhiều quốc gia, được các nước lớn coi trọng. 

Trong năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tấn công các nền kinh tế thế giới, các quốc gia thành viên ASEAN dưới sự dẫn dắt và điều phối của nước Chủ tịch Việt Nam đã tích cực tham gia các cuộc tham vấn và đối thoại trực tuyến nhằm tìm ra một giải pháp sống chung với đại dịch trong bối cảnh “bình thường mới”. 

“Đây là những điều mà nhiều khu vực khác trên thế giới chưa làm được, nhưng ASEAN đã làm được và cũng là một trong những thành tựu nổi bật mà ASEAN đã làm được dưới sự dẫn dắt của Việt Nam”, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleusay Kommasith khẳng định. 

ASEAN ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò trung tâm.

Thật vậy, trong các cuộc họp ở tất cả các cấp, các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận lộ trình triển khai các ưu tiên trong năm 2020 và cam kết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Việt Nam để hoàn tất các ưu tiên đề ra. Như Đại sứ Thái Lan tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Phasporn Sangasubana từng chỉ rõ, song song với nhiều sáng kiến được công bố và đưa vào triển khai, ASEAN cũng thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai đồng bộ trên cả 3 trụ cột Cộng đồng nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. 

Đáng chú ý, tại ASEAN-37, chỉ trong 3 ngày, hơn 20 cuộc họp đã diễn ra với 80 văn kiện được ký kết. Lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua Báo cáo Đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 với kỳ vọng xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường phát triển phía trước của Cộng đồng ASEAN...

Bình luận với hãng Sputnik, nhà phân tích những vấn đề quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhận định, dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, trong năm 2020, vai trò quốc tế của ASEAN đã gia tăng đáng kể. ASEAN vẫn đạt được sự đồng thuận rất cao về những vấn đề tối quan trọng có liên quan đến hòa bình, ổn định trong khu vực. Xu thế đối thoại và hợp tác được tăng cường. 

Theo nhà phân tích này, từ năm 2020 về sau, có thể nhận thấy rằng ASEAN đang dần trở thành một hình mẫu về một cộng đồng các quốc gia đoàn kết để tạo nên một sức mạnh đáng kể vì mục đích xây dựng hòa bình, ổn định, bình đẳng, phát triển và thịnh vượng. Hãng tin ASEANToday khẳng định, đóng góp lớn nhất của ASEAN đến nay chính là cam kết duy trì tính ổn định khu vực ở Đông Nam Á, trong đó “tính trung tâm của ASEAN” có ý nghĩa sống còn đối với vai trò của khối. 

Vai trò trung tâm của ASEAN luôn được phát huy trong dẫn dắt các tiến trình đối thoại và hợp tác ở khu vực, tăng cường tính bổ trợ lẫn nhau và định hướng phát triển phù hợp cho các diễn đàn trong giai đoạn mới. Đó cũng là lý do tại sao Đại biện lâm thời Mỹ tại ASEAN Melissa A. Brown gọi nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là “cơ hội để tăng cường hợp tác và liên kết khu vực".

Khẳng định vị thế, vai trò trung tâm

Cũng trong năm 2020, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến G-20, Hội nghị Phong trào Không liên kết, Hội nghị đại hội đồng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO/LHQ về ứng phó dịch COVID-19 và đã chuyển tải thông điệp mạnh mẽ của ASEAN đồng hành cùng cộng đồng quốc tế đối phó với thách thức mang tính toàn cầu này. 

Những thông điệp của ASEAN đã chứng minh vai trò của một khối thống nhất trong sự dịch chuyển toàn cầu và rằng sự đoàn kết với tiếng nói chung đã, đang và sẽ giúp ASEAN đối phó hiệu quả với mọi trở ngại, không chỉ riêng COVID-19. Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi nói: “Vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay của Việt Nam rất mẫu mực. Mặc dù phải đối phó với các thách thức COVID-19 trong nước và thiên tai, Việt Nam đã có khả năng lãnh đạo trong việc giữ cho khu vực gắn kết và ứng phó với những thách thức này, đặt vai trò trung tâm của ASEAN và lợi ích của người dân làm trọng tâm”.

Đại sứ Myanmar tại Hiệp hội ASEAN Aung Myo Myintthì nhấn mạnh, mặc dù ASEAN đã phải đối mặt với những thách thức từ sự thay đổi động lực địa chính trị và địa kinh tế trong khu vực cũng như các vấn đề y tế và kinh tế-xã hội quan trọng, nhưng dưới sự dẫn dắt của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020, Cộng đồng ASEAN vẫn đi đúng hướng và tiến triển. 

Còn theo phân tích của tờ Korea IT Times: "Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác theo đúng ý nghĩa của chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng” nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng và vai trò của ASEAN trong thế giới luôn thay đổi. Nói một cách cụ thể hơn, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy bản sắc ASEAN, xây dựng một ASEAN gắn kết nhằm đối phó mọi thách thức trên cấp độ toàn cầu và khu vực".

TS Hoo Chiew Ping, giảng viên cấp cao về nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Malaysia, nhận định, ASEAN đang định vị thành công và tạo nên một thương hiệu riêng trên thế giới, thông qua việc hài hòa các sự đa dạng trong cùng một khối thống nhất. 

Vươn lên từ một trong những khu vực nghèo khó nhất để trở thành nền kinh tế sôi động nhất trong thế kỷ 21, ASEAN đã và đang đặt nền móng cho cấu trúc an ninh khu vực dựa trên các nền tảng của ASEAN. Chung quan điểm này, giới chuyên gia cho rằng, bằng những biện pháp khéo léo và linh hoạt, Việt Nam đã giúp ASEAN duy trì được mối quan hệ cân bằng với các nước lớn, điều hòa và giảm thiểu áp lực từ sự cạnh tranh, cọ xát giữa các nước lớn đối với ASEAN thông qua việc nhấn mạnh và đề cao các nguyên tắc cơ bản của ASEAN trong quan hệ giữa các quốc gia.

Và trách nhiệm bảo đảm an ninh khu vực

Đặc biệt, với vấn đề Biển Đông, TS Balaz Szanto thuộc Bộ môn Quan hệ quốc tế của Đại học Webster Thailand nhìn nhận, qua việc đảm nhận vai trò dẫn dắt ASEAN, Việt Nam có điều kiện thúc đẩy sự hình thành tiếng nói chung mạnh mẽ hơn trong khu vực. Điều này được nêu bật trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo ASEAN. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế - cơ quan chính của Liên hợp quốc (LHQ) trong việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế, chỉ rõ, trong cả hai Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 và ASEAN 37, vấn đề biển Đông đều nhận được đồng thuận từ các vị lãnh đạo. 

Các nhà lãnh đạo ASEAN đều nhất trí rằng cơ sở pháp lý duy nhất và nhất quán để giải quyết các vấn đề Biển Đông là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và tất cả các nước sẽ thúc đẩy nhanh chóng tiến trình đàm phán và ban hành Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), văn bản điều hành tất cả những xử sự trên biển giữa các bên liên quan vì một khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Trong khi đó, Giám đốc Hội đồng Chính sách quốc tế, chuyên gia cao cấp của Quỹ châu Á-Thái Bình Dương của Canada Jonathan Berkshire Miller, nhận định, Việt Nam đã tận dụng được cơ hội là Chủ tịch ASEAN để trở thành cầu nối gắn kết với ASEAN, cũng như với các đối tác đối thoại của khối này. "Sự lãnh đạo đúng nguyên tắc và kiên quyết của Việt Nam đã tạo bước tiến trong việc giải quyết các vấn đề dường như khá hóc búa liên quan đến Biển Đông", ông Jonathan Berkshire Miller nói.

H.Chi – A.Nhiên

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文