Vỡ đường ống dẫn dòng thuỷ điện sông Bung 2:

Đổ lỗi cho thiên tai là...nguỵ biện

19:36 15/09/2016
Sự cố vỡ đường ống dẫn dòng thuỷ điện Sông Bung 2 khiến 28 triệu m3 nước đổ ập xuống cuốn trôi 2 công nhân được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và chủ đầu tư dự án nhận định là do mưa lớn, lũ tràn về quá nhanh. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, các chuyên gia về thuỷ lợi cho rằng, giải thích như vậy là nguỵ biện.

Là chuyên gia hàng đầu Việt Nam, từng có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ lợi, GS Vũ Trọng Hồng – nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Hội thuỷ lợi Việt Nam khẳng định: "Đổ lỗi cho thiên tai là nguỵ biện". 

"Đập này đang tích nước, có nghĩa là đã hoàn tất công trình. Nếu lũ lớn, nó phải vượt đập tràn, vượt tần suất thiết kế. Ở đây hồ chứa mới có 30% dung tích thì lũ lớn đến mấy cũng không vấn đề gì. Khi một hồ chứa đang tích nước thì người ta chỉ mong lũ càng lớn càng tốt để mau đầy hồ chứa. Hồ chưa đầy đã vỡ thì không thể đổ lỗi cho thiên tai, chắc chắn là do thi công chất lượng kém. Cũng phải xem lại tiêu chuẩn thiết kế, có thể người thiết kế chỉ coi cống dẫn dòng là công trình tạm nên thiết kế ở mức độ chịu đựng thấp".

Theo GS Hồng, việc sông Bung 2 nằm ở thượng nguồn của chuỗi bậc thang thuỷ điện càng khiến sự cố trở nên nghiêm trọng hơn, bởi lẽ có thể xảy ra hiệu ứng domino dây chuyền nếu lũ quá lớn.

GS Vũ Trọng Hồng cho rằng sự cố trên là do thi công chất lượng kém

"Tôi vẫn thắc mắc, tại sao lại có thể cho tích nước trong lúc cống chưa xong hẳn. Theo nguyên tắc thi công công trình, phải chờ cho bê tông đủ cường độ ít nhất là 1 tháng, nếu cẩn thận thì 2 tháng, nhưng nếu chờ như vậy thì không lấy được nước trong mùa lũ. Ở miền Trung, mùa lũ chỉ đến tháng 9-10 là cùng. Bởi vậy, sông Bung 2 đã vội vàng tích nước. Không nên chỉ vì muốn tích nước trong mùa lũ mà vội vàng đưa vào hoạt động nếu chưa đủ an toàn kĩ thuật" – GS Hồng nói.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, trong sự cố lần này cũng phải xem xét lại trách nhiệm của Hội đồng nghiệm thu dự án. "Công trình đã tích nước có nghĩa là Hội đồng nghiệm thu đã làm xong rồi, đã thử nghiệm rồi. Tích nước rồi mà vỡ chứng tỏ hội đồng nghiệm thu cũng có vấn đề, không làm đúng trách nhiệm. Mỗi công trình đều phải trải qua 3 giai đoạn nghiệm thu: Nghiệm thu sơ bộ, nghiệm thu nội bộ và nghiệm thu cấp trên. Nếu thực hiện đầy đủ quy trình sẽ hạn chế các rủi ro" – GS nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Đào Trọng Tứ - nguyên Phó Tổng thư kí Uỷ ban sông Mê Kông Việt Nam cũng cho rằng sự cố lần này là rất nghiêm trọng. "Bất cứ sự cố nào mà gây chết người đều là sự cố nghiêm trọng. Tích nước mới được 10 ngày đã vỡ đường ống dẫn dòng chỉ có thể là do chất lượng thi công kém" – TS Tứ khẳng định.

Hiện trường xảy ra sự cố

Vị chuyên gia này nói thêm: "Lần này không gây thiệt hại cho hạ du chỉ là may mắn, vì khi đó Sông Bung 4 chưa đầy nên có thể tiếp nhận toàn bộ 28 triệu m3 đổ xuống từ sông Bung 2. Chẳng may có lũ lớn, trong khi các hồ chứa phía dưới đều đầy sẽ là thảm hoạ rất lớn. Sự cố này không chỉ gây thiệt hại lớn về người, tài sản mà còn gây hiệu ứng tâm lí rất lớn đối với nhân dân phía hạ du. Trên đầu là hàng loạt thuỷ điện, chẳng may có sự cố thì họ không biết chạy đi đâu".

Theo TS Tứ, sự cố Sông Bung 2 sẽ là bài học lớn về cách làm thuỷ điện hiện nay ở nước ta. 

"Tại sao chúng ta vẫn say sưa làm thuỷ điện mà không tính đến các hậu quả của nó? Các dòng sông đều bị phá nát, chỗ nào có khả năng làm thuỷ điện thì đều đã làm rồi. Địa phương cứ lấy lí do là tỉnh nghèo để xin dự án. Không phải cứ có tiềm năng là phải khai thác, nhất là khi chúng ta không thiếu điện. Bộ Công thương hễ có dự án nào thì lại bổ sung vào quy hoạch. Cách làm ấy thể hiện tư duy ăn sổi, rất nguy hiểm" – TS Tứ bày tỏ. 


Khánh Vy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文