Đối ngoại Việt Nam góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực

15:13 27/10/2011
Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại cấp cao với rất nhiều nước, nhiều đối tác ở khu vực và trên thế giới.

Nổi bật nhất trong thời gian qua là các chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Lào và Trung Quốc; các chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Sri Lanka và Philippines; các chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới Lào, Indonesia, Hà Lan, Uzbekistan và Ukraina; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Campuchia, tham dự Hội nghị AIPA lần thứ 32...

Những hoạt động đối ngoại trên đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, không chỉ góp phần củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, các đối tác mà còn góp phần tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Báo chí, dư luận quốc tế và khu vực đặc biệt quan tâm, thông tin, bình luận, đánh giá tích cực về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Dư luận chung đều cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang lại nhiều kết quả rõ rệt: Việt Nam và Trung Quốc đang có những nỗ lực mới nhằm giải quyết các tranh chấp, cùng các nước trong khu vực từng bước hướng tới một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông, cụ thể là việc hai nước đạt được thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Đây là một bước tiến quan trọng, hướng tới việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Không những thế, hai bên còn nhất trí thiết lập một đường dây nóng nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh về biển đảo...

Về chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa qua, cần phải đặt chuyến thăm trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước và không nên gắn với bất kỳ mối quan hệ với bên thứ ba nào. Chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Việt Nam là một hoạt động đối ngoại thông thường, được lên chương trình từ trước, là một nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, hợp tác nhiều mặt với Ấn Độ trong bối cảnh hai nước đang chuẩn bị kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.

Ấy vậy mà, khi đề cập chuyến thăm này, một vài tờ báo trong khu vực đã tung ra những bình luận thiếu tính xây dựng, suy diễn chủ quan ác ý, rằng "Việt Nam đang chơi con bài hai mặt", "tung hỏa mù ở biển Đông" rằng "Việt Nam miệng thì hồ hào cần giải quyết hòa bình, nhưng thực tế lại lôi kéo Ấn Độ và các nước khác". Có tờ báo thậm chí quy kết "Việt Nam bắt cá hai tay khi cùng lúc vừa ký kết thỏa thuận trên biển với Trung Quốc, lại vừa ký với Ấn Độ thỏa thuận về hợp tác dầu khí". Thậm chí có báo còn xuyên tạc cả thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ, nói Việt Nam và Ấn Độ cố ý ký kết thỏa thuận khai thác dầu khí tại vùng biển đang tranh chấp(?).

Việc Việt Nam tăng cường hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực dầu khí rõ ràng dựa trên các cơ sở pháp lý quốc tế bởi các dự án hợp tác giữa Việt Nam với Công ty ONGC của Ấn Độ nằm hoàn toàn trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 (UNCLOS). Không thể nói rằng Việt Nam và Ấn Độ cố ý ký kết thỏa thuận tại các vùng biển đang có tranh chấp.

Chả lẽ việc một quốc gia có chủ quyền triển khai chính sách đối ngoại của mình nhằm đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới lại là việc làm "không bình thường", là "lôi kéo bên này chống bên kia".

Mong rằng một vài tờ báo có cách nhìn và cách thông tin, bình luận như vừa nêu bình tĩnh nhìn nhận sự việc, tôn trọng sự thật thực hiện đúng thiên chức cao quý của báo chí

Thùy Dương

Xem xét đề xuất chính thức của Việt Nam, ngày 8/5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần rất quan trọng để đánh giá, công nhận quy chế kinh tế thị trường (KTTT) đối với Việt Nam trong thời gian tới. Lợi dụng vào sự kiện này, một số chính khách, học giả thiếu thiện chí và không ít phần tử cơ hội, chống đối, phản động đã tung ra nhận định, đánh giá thiếu khách quan, thậm chí lôi kéo, xuyên tạc vấn đề này để chống phá Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 26/5 đã tới Berlin, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức kéo dài 3 ngày trong nỗ lực thể hiện sự đoàn kết giữa 2 cường quốc đóng vai trò dẫn dắt Liên minh châu Âu (EU) trước khi diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) căng thẳng vào tháng tới.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đang tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết tin báo tố giác tội phạm của anh Nguyễn Văn C., là phóng viên Thời báo VTV - Đài Truyền hình Việt Nam và anh Mai Huy M., là phóng viên báo VNEXPRESS về việc: Ngày 23/4/2024, tại hiện trường đám cháy ở thôn Việt Yên, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, anh C. và anh M. đang tác nghiệp thì bị ba đối tượng nam dùng chân tay không đánh gây thương tích.

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Việc xây dựng mô hình “Xã không có tội phạm ma túy” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, kiên quyết không để phát sinh tình hình phức tạp, điểm nóng liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy.

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文