Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đổi khí hậu

14:59 26/09/2016
Ngày 26-9, tại Cà Mau, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND tỉnh Cà Mau, phối hợp tổ chức Hội nghị về thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị còn có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị. 

Theo Bộ TN&MT, những năm qua, ĐBSCL đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Kịch bản biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Cà Mau nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung đó là tình trạng xâm thực đê biển và mặn hóa ngày càng sâu vào nội đồng... 

Đặc biệt cuối năm 2015, đầu năm 2016, ĐBSCL đã chịu đợt khô hạn và xâm nhập mặn lớn nhất từ trước tới nay, khiến cho tốc độ tăng trưởng, năng suất, diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đều giảm, ước thiệt hại trong 6 tháng đầu năm là gần 4.700 tỷ đồng. 

Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng gay gắt.  

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, cho biết: “BĐKH tác động rõ rệt đến đời sống, kinh tế, chính trị, an ninh xã hội của Việt Nam nói chung; đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nước ngọt, hạn hán, xâm nhập mặn, xâm thực bờ biển diễn ra với quy mô lớn và mức độ khốc liệt chưa từng có ở các tỉnh ĐBSCL nói riêng. 

Trước tác động của BĐKH, hiện ĐBSCL không còn là miền đất trù phú mang lại sinh kế lâu dài, thuận lợi cho người dân như bao đời nay. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi tư duy phát triển. Không thể dựa vào sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng mà cần dựa vào trí tuệ, tri thức và công nghệ để phát triển bền vững”.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung thảo luận về kịch bản BĐKH, nước biển dâng tác động đến tài nguyên nước của vùng; các giải pháp thích ứng với BĐKH và quản lý nước cho từng tiểu vùng của ĐBSCL; giải pháp quản lý, giám sát hạn, lũ lụt và xâm nhập mặn; xây dựng các mô hình kinh tế - sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn…

Nhiều năm nay, đồng bằng sông Cửu Long không có lũ về

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, hiện tượng thời tiết năm 2016 rất bất thường trong vòng 100 năm qua. Lũ lớn khả năng sẽ không có nhiều; lũ nhỏ sẽ gắn với hạn mặn, sẽ xuất hiện xả nước ở thượng nguồn và cực đoan thời tiết… 

Kịch bản tổng thể phát triển KT-XH của ĐBSCL sẽ như thế nào? Thời gian qua đã có nhiều kịch bản được đề ra, nhưng các kịch bản khác nhau rất nhiều. Về vấn đề giải pháp, có 2 giải pháp chính đã và đang được triển khai, là giải pháp phi công trình và công trình. Thời gian qua có nhiều giải pháp được triển khai, nhưng nhìn chung các giải pháp khá giàn trải, chưa nhận diện được trọng tâm. 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu tại hội nghị nhận diện rõ tình hình BĐKH, bàn bạc kỹ đi sâu vào tình hình thực tế của vùng để đưa ra các giải pháp trọng tâm phù hợp với tình hình…

Văn Đức - CTV

Từ vai trò chiến sĩ giữ gìn an ninh Tổ quốc đến sứ mệnh trở thành sứ giả hòa bình trên trường quốc tế, lực lượng CAND tiếp tục khẳng định vị thế và trách nhiệm toàn cầu qua Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho 3 sĩ quan lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan.

Dưới danh nghĩa tài trợ cột điện chiếu sáng đa năng, một doanh nghiệp có trụ sở tại TP Hải Phòng đã tự ý xây dựng nhiều cột điện cao hàng chục mét trong các khu dân cư, sau đó một đơn vị viễn thông đã lắp đặt các thiết bị phát sóng. Điều đáng nói, các vị trí này dù đã thông qua ngành chức năng nhưng không được chấp thuận vì nằm ngoài quy hoạch.

Ngày 25/4, UBND phường Láng Tròn (thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) cho biết đã thành lập đoàn đến chia buồn với gia đình nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông trên địa bàn vào chiều 24/4. Người xấu số là ông T.P.N (SN 1965, ngụ khóm 1, phường Láng Tròn, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu).

Mưa to kèm theo hàng chục nghìn cú sét giội xuống miền Bắc, đặc biệt là khu vực trung du Bắc Bộ và các tỉnh thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định trong đêm qua và rạng sáng nay.

Hơn 60 năm trước, giữa nơi lằn ranh chia cắt đất nước, có một người thợ may lặng lẽ ngồi bên bờ sông Bến Hải, ngày đêm tỉ mẩn từng mũi kim đường chỉ để may lá cờ đỏ sao vàng. Lá cờ ấy không chỉ tung bay trên kỳ đài Hiền Lương, mà còn bay trong tim hàng triệu người dân hai miền Nam - Bắc.

Ngày 25/4, Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an phối hợp cùng Công an TP Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), Sở Y tế TP Cần Thơ, Bệnh viện Trường Đại học Nam Cần Thơ và chính quyền địa phương tổ chức thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí, trao quà tặng đồng bào Khmer, gia đình chính sách, cựu chiến binh, cựu cán bộ Công an, CBCS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Ô Môn, quận Ninh Kiều, huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ).

Lại một chiến sĩ CAND nữa hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Anh chưa lập gia đình, anh ngã xuống bỏ lại bao dự định, bao khát vọng còn dang dở. Cuộc sống mãi trôi, dòng đời cuộn chảy, giữa nhịp sống hối hả hôm nay, nỗi đau càng quặn thắt thì sự hy sinh thiêng liêng ấy càng có sức mạnh vô hình, lay động trái tim muôn nẻo...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.