Dự án thép Việt – Trung ra khỏi danh sách 12 dự án "đắp chiếu" do bắt đầu có lãi
- Kiến nghị xử lí hình sự các dự án cụ thể 12 dự án yếu kém
- Những ai đã bị xử lý vì để 12 dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”?
- Một trong 12 dự án ngàn tỷ "trùm mền" của Bộ Công thương sắp hoạt động trở lại
- Chốt phương án xử lý với 12 dự án đắp chiếu ngành công thương
- 12 dự án "đắp chiếu" ngành Công thương: Ai sẽ trả khoản nợ 55.000 tỷ đồng?
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 2-6, phóng viên cũng đặt câu hỏi cho đại diện Bộ Công thương về Dự án thép Việt - Trung rút ra khỏi 12 đại dự án thua lỗ, yếu kém của ngành công thương, đâu là tiêu chí để rút khỏi danh sách này?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, đây là một trong 12 dự án tồn đọng của ngành Công thương, đã giao cho các cấp các ngành phê duyệt về mặt chủ trương.
Bộ Chính trị đã giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo mà trực tiếp mà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo xử lý 12 dự án này đã có ý kiến.
“Dưới sự điều hành của các bộ ngành và các cơ quan, trong đó trực tiếp là Bộ Công thương và Tập đoàn Thép Việt Nam, năm 2017 Thép Việt - Trung đạt được kết quả khá khả quan, lãi 411 tỷ; 5 tháng đầu năm 2018 lãi gần 500 tỷ” – Thứ trưởng Bộ Công thương cung cấp.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải |
Ông Hải cho rằng, khi doanh nghiệp bắt đầu có lãi thì họ cũng rất mong muốn được ra khỏi danh sách các dự án thua lỗ, việc làm này sẽ giúp các bạn hàng và các ngân hàng nhìn nhận như một doanh nghiệp bình thường.
“Về mặt chủ trương chúng tôi ủng hộ và sẽ có đề xuất với Thủ tướng”, ông Đỗ Thắng Hải nói.
Liên quan đến 21 dự án chậm tiến độ ở Phan Thiết (Bình Thuận), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh cho biết, UBND tỉnh Bình Thuận được phép thu hồi khi chủ đầu tư không triển khai dự án.
Lý do là những dự án này đang gặp khó khăn khi giá titan không được như kế hoạch. Do đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất Chính phủ xem xét, xử lý các dự án này.
“Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công thương rà soát lại, phương án xử lý có thể là tạm thời chôn lấp mỏ lại để sử dụng vào mục đích khác như phát triển du lịch hay điện mặt trời… và sẽ khai thác tiếp khi có thị trường tốt hơn” – ông Mạnh cho hay.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải trả lời thêm về vấn đề này, cho biết theo quy hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì có những doanh nghiệp đầu tư hơn chục năm nay nhưng vừa qua giá titan mức thấp, không được như kỳ vọng của các nhà đầu tư. Một số doanh nghiệp muốn đầu tư công nghệ cao chế biến titan chứ không chỉ xuất khẩu dạng xỉ sang các nước…
Trong lúc các doanh nghiệp chưa khai thác thì đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa số titan đó vào dự trữ quốc gia dạng tài nguyên, sử dụng các mục đích trước mắt như điện mặt trời, du lịch…
“Về phía Bộ Công thương chúng tôi ủng hộ, nhưng dự án nào chưa cấp cho doanh nghiệp có thể đưa vào dự trữ quốc gia, sau đó có thể sử dụng theo mục đích khác theo thời hạn…” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.