Đưa TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Ngày 28-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo “Tổng kết Kết luận 60-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột và Phương hướng xây dựng, phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
- Đắk Lắk: Hơn 228 tỷ đồng xây dựng đường tránh TP Buôn Ma Thuột
- Đắk Lắk: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tại TP Buôn Ma Thuột 2009
- Festival to boost Buon Ma Thuot coffee brand
- Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương dự và chỉ đạo hội thảo. Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương cùng đông đảo học giả, chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế - xã hội… và lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên.
Theo báo cáo tại hội nghị cho thấy, TP Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng và an ninh của vùng Tây Nguyên. Với quy mô dân số hơn 400.000 người, gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, là thành phố có đầu mối giao thông toàn vùng với nhiều tiềm năng cho phát triển công nghiệp chế biến và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Với kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối khá, TP Buôn Ma Thuột có điều kiện phát triển các khu đô thị mới và khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. |
Với những lợi thế đó, TP Buôn Ma Thuột được xác định sẽ là thành phố trung tâm cấp vùng về công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và y tế đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và trong quan hệ quốc tế…
Xác định tầm quan trọng này, ngày 27-11-2009, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 60-KL/TW về xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020, trong đó xác định trước mắt xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột sớm trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Tập trung đầu tư phát triển lên quy mô cấp vùng trên một số lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao, phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị trung tâm mang đặc sắc riêng của vùng Tây Nguyên.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 60-KL/TW, đến nay, TP Buôn Ma Thuột đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Trong 10 năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã có bước phát triển ở mức khá và cơ bản đạt các tiêu chí đề ra.
Quang cảnh hội thảo. |
Tính đến cuối năm 2018, tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm đạt 13,98%; công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế và chuyển dịch theo hướng tiến bộ; thu nhập bình quân đầu người gia tăng đáng kể. Công tác quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, đất đai được tăng cường; hạ tầng giao thông đô thị được đầu tư tương đối đồng bộ, bước đầu hình thành đô thị trung tâm vùng có trường đại học và bệnh viện quy mô vùng. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định…
Một góc TP Buôn Ma Thuột hôm nay. |
Cũng theo báo cáo cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được thì TP Buôn Ma Thuột vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số định hướng phát triển thành phố chưa được triển khai do thiếu nguồn lực, kinh phí; công tác thu hút đầu tư phát triển còn hạn chế; khai thác phát huy lợi thế, tiềm năng là trung tâm vùng còn chậm, một số lĩnh vực văn hóa, khoa học - công nghệ, giao thông…chưa thể hiện rõ nét, đi đầu so với các thành phố trong vùng Tây Nguyên, chưa thể hiện được vai trò đô thị trung tâm vùng; chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao; cải cách hành chính còn chưa mạnh mẽ, chưa tạo đột phá lớn…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, nhiều biện pháp cũng như những luận điểm khoa học, những kinh nghiệm để làm luận cứ trình Trung ương ban hành chủ trương xây dựng và phát triển TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị vùng, vừa mang tính hiện đại, vừa mang bản sắc riêng cho vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Cụ thể, các đại biểu đã đi vào những vấn đề chính như: Đánh giá thực chất những kết quả đạt được và những hạn chế trong 10 năm thực hiện Kết luận 60-KL/TW của Bộ Chính trị; nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong thời gian qua và rút ra bài học thực tiễn.
TP Buôn Ma Thuột đã có nhiều đổi thay sau 10 năm thực hiện Kết luận 60-KL/TW của Bộ Chính trị. |
Xác định vai trò của TP Buôn Ma Thuột trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; chiến lược phát triển TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị vùng, vừa mang tính hiện đại, vừa mang bản sắc vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045; xác định các ưu tiên phát triển cho TP Buôn MaThuột đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Đồng thời phân tích, xác định các nguồn lực cho phát triển thành phố; các cơ chế, chính sách của Trung ương để phát triển thành phố trở thành đô thị vùng, vừa mang tính hiện đại, vừa mang bản sắc vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và lộ trình, bước đi theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2045 để phát triển TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị vùng Tây Nguyên, TP trực thuộc Trung ương…