Đưa Việt Nam trở thành nước phát triển bằng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

17:11 12/01/2021
Ngày 12/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 theo hình thức trực tuyến tại 63 điểm cầu. 


Tham dự Hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương và địa phương.

Việt Nam đạt bước tiến mạnh mẽ trong các bảng xếp hạng quốc tế

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành TT&TT đã đạt được những kết quả minh chứng bằng những con số ấn tượng, khẳng định tinh thần “nói được làm được”, góp phần nâng thứ hạng của Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là bưu chính duy trì tốc độ tăng trưởng cao (35%/năm) trong 5 năm qua; tỉ lệ hộ gia đình kết nối Internet tăng gần 3 lần trong 5 năm, đạt 75%, cao hơn mức trung bình của thế giới 1,3 lần. Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia có mức độ triển khai địa chỉ internet thế hệ mới cao nhất toàn cầu, thứ hạng viễn thông Việt Nam đã nâng 31 hạng, từ 108 năm 2018 lên 77 vào năm 2020. Tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước trong năm 2020 đã cao hơn cả 4 năm trước cộng lại, tăng hơn 20 lần so với năm 2016.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Hội nghị.

Chỉ riêng trong năm 2020, số cơ quan nhà nước bảo đảm an toàn an ninh mạng theo mô hình 4 lớp tăng từ 0 lên 100%. Tỷ lệ sản phẩm an toàn an ninh mạng nội địa tăng gần 7 lần, đạt gần 91% so với mức 13,6% năm 2016. Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ICT tăng từ 780.000 lên hơn 1 triệu người.

Tính cả giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã vươn lên trở thành 1 trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông, đứng thứ 2 về sản xuất điện thoại và linh kiện. Đặc biệt, trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng, năm 2019, Việt Nam xếp hạng thứ 50 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu (CGI) trên 175 quốc gia được khảo sát, đánh giá, tăng 50 hạng so với năm 2017.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, sự di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số là sự di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc di chuyển này, thách thức lớn và cơ hội lớn luôn đi song hành. Công nghệ số, chuyển đổi số và báo chí truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển đổi này. Ngành thông tin và truyền thông chưa bao giờ có sứ mệnh lớn lao như bây giờ và đây cũng là may mắn hiếm có để ngành định vị lại mình, nhìn rõ thách thức và xác định đúng không gian sống mới đóng vai trò quyết định cho mọi sự phát triển.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị.

“Năm 2021 không chỉ là một năm mới, mà còn là năm đầu của giai đoạn 5 năm để Việt Nam vượt qua thu nhập trung bình thấp, là năm đầu của giai đoạn 10 năm để đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao, là năm đầu của giai đoạn 25 năm để Việt Nam năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Và con đường để đạt mục tiêu đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

“Nếu không thay đổi, nhiều lĩnh vực sẽ tụt hậu”

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, năm 2020 là năm đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu song Việt Nam đã đạt được những kết quả vượt bậc. Trong khi cả thế giới tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương với mức 2,91%, tất cả các cán cân lớn đều được đảm bảo và trong sự thành công đó, có sự đóng góp của ngành TT&TT. 

Nhớ lại thời điểm 2 năm trước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, chúng ta đã từng rất căng thẳng về thông tin xấu độc và sự lấn lượt của các công ty nước ngoài trên thị trường Internet Việt, thế nhưng, đến thời điểm này, chúng ta đã cơ bản khống chế được những thông tin xấu độc và một loạt các nền tảng ứng dụng của Việt Nam ra đời.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

"Nếu chúng ta khơi dậy được sự sáng tạo, sự quyết tâm, khát vọng thì chúng ta có thể làm được. Nếu chúng ta không thay đổi, không đổi mới mạnh mẽ hơn, thì không chỉ không tận dụng được cơ hội mà chúng ta sẽ tụt hậu, thậm chí nhiều ngành sẽ chết"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng, nếu như 30 năm trước, chúng ta cùng nhau giải quyết "câu chuyện alo" thì hiện nay, chúng ta phải cùng nhau giải quyết câu chuyện dữ liệu, chuyển đổi số. "2G chúng ta đi nhanh so với thế giới, 3G đi vào top trung bình, 4G đi chậm, 5G vươn lên đi nhanh. Nếu chúng ta đi nhanh được 5G thì thời cơ lại quay về tay chúng ta. Bởi 5G không chỉ đơn thuần là tốc độ, nó sẽ thay đổi toàn bộ”- Phó Thủ tướng nói.

Năm 2020, Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực TT&TT.

Biểu dương những kết quả của chiến dịch "Made in Vietnam" do Bộ TT&TT phát động trong thời gian quan song Phó Thủ tướng khẳng định chúng ta còn cần phải làm nhiều hơn nữa, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ hãy tiếp tục sáng tạo, đi đầu trong việc tạo ra các nền tảng số phục vụ người dân, doanh nghiệp. Phó Thủ tướng cũng kỳ vọng, 5 năm nữa, trên bản đồ các nhà sản xuất viễn thông lớn nhất trên thế giới có Việt Nam.

Huyền Thanh

Greenland có thể trở thành một quốc gia độc lập nếu người dân muốn, nhưng không thể trở thành một tiểu bang của Mỹ, Ngoại trưởng Đan Mạch nhấn mạnh sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump từ chối loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo gần Bắc Cực này.

Thành công của thể thao Việt Nam trong thời gian qua nhờ sự đóng góp của các VĐV nhập tịch hoàn toàn gốc nước ngoài và VĐV gốc Việt đang sinh sống ở nước ngoài hoặc đã về Việt Nam làm việc có thể sẽ thúc đẩy thêm cách chọn lựa nhân sự của nhiều đội tuyển quốc gia. Dù thế nào thì hệ thống đào tạo trẻ trong nước vẫn cần được giữ vững, xem trọng.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ biểu dương Đảng uỷ Cục CSGT đã tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, đã lãnh đạo Đảng bộ hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cục đề ra.

Nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, ngày 8/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper có buổi gặp gỡ sinh viên, giảng viên và lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). 

Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực với việc tăng nặng xử phạt nhiều hành vi vi phạm giao thông đã tạo ra được bộ mặt mới về giao thông với việc ý thức của người nâng cao rõ rệt, tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược, đi trên vỉa hè… giảm mạnh.

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Nhiều tài xế xe máy ở Hà Nội đi vào đường Vành đai 2 trên cao (tuyến đường dành cho ô tô di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h), đã đưa ra nhiều lý do như "không chú ý biển báo", "đi nhầm đường"... để biện minh cho hành vi vi phạm. Với hành vi vi phạm nêu trên, ngoài việc bị xử phạt hành chính thì tài xế còn bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe (GPLX).

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文