Giai cấp công nhân giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

11:19 25/09/2018
Sáng 25-9, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam long trọng tổ chức phiên trọng thể Đại hội XII Công đoàn Việt Nam. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự.

Dự phiên trọng thể này còn có: Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam khóa V; đồng chí Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư.

Phiên trọng thể Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Đại hội còn được tiếp đón các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, các đồng chí Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí lão thành cách mạng, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, và các đoàn thể Trung ương; các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đại diện lãnh đạo một số Tập đoàn, tổng công ty, đơn vị phối hợp đã tới dự Đại hội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại đại hội.

Báo cáo tại Đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Bùi Văn Cường cho biết, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân, người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam, mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam vừa thực hiện chức năng và hoàn thành sứ mệnh của một đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa là tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động theo cơ chế hai bên và ba bên, phù hợp với thông lệ quốc tế. Công đoàn Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động, đạt nhiều kết quả và hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ, chỉ tiêu chủ yếu do Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đề ra. Hoạt động chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động được tập trung đầu tư với nhận thức mới, tư duy mới.

Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Mai Đức Chính đọc bản kiến nghị của công nhân, người lao động đề xuất với Đảng, Nhà nước.
Đại diện đoàn TP Hồ Chí Minh phát biểu tham luận tại đại hội.

Chương trình phúc lợi đoàn viên công đoàn, năm Vì lợi ích đoàn viên công đoàn lần đầu tiên được tổ chức, Tháng Công nhân, “Tết Sum vầy”, "Mái ấm Công đoàn”  và nhiều hoạt động ý nghĩa khác được nâng tầm hiệu quả, góp phần thiết thực chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Việc tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và tổ chức đầu tư, xây dựng các thiết chế tại những địa phương có nhiều bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, giải trí của công nhân. Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động.

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã tham mưu, đề xuất để Thủ tướng Chính phủ 3 lần gặp gỡ, đối thoại với công nhân, lao động, góp phần giải quyết kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn được thực hiện với 647.203 cuộc tuyên truyền, thu hút 27.685.716 lượt đoàn viên, người lao động tham gia.

Việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng có chuyển biến tích cực. Các cấp công đoàn đã cụ thể hóa phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Xanh- Sạch- Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”.

Phát biểu tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng Nhà nước gửi đến đại hội và cán bộ công nhân viên, đoàn viên công đoàn lời chào thân thiết. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, xứng đáng với lịch sử 90 năm hình thành.

Những năm qua Công đoàn Việt Nam đã có nhiều đổi mới, phát triển toàn diện. Phương thức hoạt động đã có nhiều sáng tạo trong tình hình mới, chăm lo cho người lao động, xây dựng các thiết chế, nhà trẻ, đời sống của người lao động. Tổ chức đối thoại, đảm bảo an sinh, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển, số lượng đoàn viên tăng nhanh. Chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từng bước được nâng cao. Trong đội ngũ đoàn viên công đoàn ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến. Những thành tích đã đạt được của công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam nhiều năm qua là rất lo lớn

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng cũng đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại. Tổng Bí thư lưu ý hiện nay vẫn có một bộ phận công nhân, người lao động có chiều hướng phai nhạt phẩm chất chính trị, chỉ lo trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề lâu dài. Bên cạnh đó, một số còn các phần tử xấu lôi kéo, kích động.

Tổ chức công đoàn thời gian qua còn lúng túng trong việc nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề sát sườn của giai cấp công nhân, nhất là những bức xúc trong đời sống người lao động. Vẫn còn một bộ phận cán bộ công đoàn thiếu sâu sát, không nắm được tâm tư nguyện vọng người lao động.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý với tổ chức công đoàn, cuộc cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến người lao động, tạo ra sự cạnh tranh về nguồn nhân lực gay gắt. Do đó, người lao động hiện nay phải đối mặt không ít thách thức như việc làm, quan hệ lao động. Do đó, công nhân và công đoàn phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới

Trước các vấn đề trong tình hình mới hiện nay đang đặt ra với tổ chức công đoàn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tổ chức công đoàn cần chú trọng nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị của người lao động. Giáo dục, phát huy vai trò của Đảng, lòng tự tôn dân tộc. Ý thức, tác phong công nghiệp, không ngừng phấn đấu vì việc làm, vì sự phát triển của doanh nghiệp, vì sự phồn vinh của đất nước. Coi trọng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Tổ chức công đoàn phải thường xuyên chăm lo lợi ích chính đáng của đoàn viên. Để đoàn viên tin tưởng, gắn bó với công đoàn. Lấy lợi ích là nhiệm vụ quan trọng để tập hợp thu hút người lao động. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công đoàn trong tình hình mới. Công đoàn là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động. Chú trọng phương thức đối thoại, thương lượng tập thể. Nghiên cứu đổi mới mô hình hoạt động theo Nghị quyết Trung ương 6 và Nghị quyết Trung ương 7.

Trong tình hình hiện nay, tổ chức công đoàn phải tham gia xây dựng, chỉnh đốn, bảo vệ Đảng. Coi đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của công đoàn. Phòng chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức đối với cán bộ, đoàn viên công đoàn và trong giai cấp công nhân. Tăng cường, giới thiệu kết nạp các đoàn viên ưu tú vào đội ngũ của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đề nghị, nhiệm vụ của Đại hội lần này là bầu ra Ban chấp hành mới, do đó mỗi đại biểu phải đề cao tinh thần trách nhiệm bầu Ban chấp hành là người có đủ năng lực, phẩm chất để đưa công đoàn đạt được những thành tích to lớn hơn nữa. Xây dựng giai cấp công nhân phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng tin tưởng và kỳ vọng sau đại hội, phong trào của công nhân sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.

Phan Hoạt

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文