Giải ngân vốn đầu tư công: Nơi “bứt phá”, chỗ “đủng đỉnh”
- Bằng mọi giải pháp để tăng trưởng dương, giải ngân hết vốn đầu tư công
- Thủ tướng đánh giá cao Bình Thuận bảo đảm giải ngân 100% vốn đầu tư công
- Thủ tướng: Bệnh quan liêu, xa dân ảnh hưởng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- Không để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư công
- Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Lời cảnh tỉnh cho nhà làm chính sách
Báo cáo về đầu tư công cho thấy vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (NSNN) trong tháng 7/2020 đạt 45.653 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ tháng trước và 55% so với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là mức giải ngân trong một tháng cao nhất kể từ 1-2014 đến nay.
Tính chung 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 203 nghìn tỷ đồng, bằng 42,7% kế hoạch năm và tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 chỉ tăng 4,7%). Một số tỉnh, thành có tốc độ giải ngân vốn đầu tư từ NSNN tăng vượt trội là TP Hồ Chí Minh (tăng 73,2%); Quảng Ninh (tăng 64,6%); Thanh Hóa (tăng 29,2%); Nghệ An (tăng 39,7%)...
Kiến nghị điều chỉnh hoặc thu hồi hơn 28 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công. Ảnh: minh họa |
Tuy nhiên, dù tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có sự bứt phá nhưng vẫn còn thấp. Bên cạnh một số bộ, ngành, địa phương là “điểm sáng” về giải ngân thì vẫn còn nhiều bộ, ngành tiếp tục “đì đẹt”. Cụ thể, có 12 bộ, cơ quan trung ương và 38 địa phương có tỷ lệ giải ngân đến 31/7/2020 đạt trên 35%. Trong số này có 6 bộ, cơ quan trung ương và 8 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 55% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (99,45%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Bộ Nội vụ (62,85%), Ngân hàng Phát triển (61,09%), Hội Nhà báo Việt Nam (59,51%), Tiền Giang (73,98%), Nghệ An (69,23%), Lạng Sơn (63,44%), Hưng Yên (58,19%), Ninh Bình (56,85%), Phú Thọ (56,33%), Hà Nam (55,5%), Thái Bình (55,18%).
Có 24 bộ, cơ quan trung ương và 6 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 25%. Trong đó, có 10 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 10%, trong đó, đáng chú ý có đơn vị chưa giải ngân đồng vốn nào, như: Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam (0%), Hội Nhạc sỹ Việt Nam (0%); Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (0%).
Việc giải ngân vốn đầu tư công được lãnh đạo Chính phủ đặc biệt quan tâm. Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giao ban trực tuyến về lĩnh vực này nêu rõ: Mục tiêu đặt ra là phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 và các năm trước chuyển sang. Như vậy, trong 5 tháng còn lại, số tiền cần giải ngân vẫn còn rất lớn.
Trước thực tế này, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 về danh mục, mức vốn bố trí cho từng dự án để báo cáo Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để kiểm soát việc giải ngân theo dự án. Đối với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cần khẩn trương thực hiện các thủ tục phê duyệt đơn giá, chi phí dự phòng... để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, trường hợp có vướng mắc, làm việc với Bộ Xây dựng để được hướng dẫn cụ thể.
Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, cơ quan trung ương khẩn trương hoàn thành việc giao chi tiết vốn đầu tư công nguồn NSNN kế hoạch năm 2020 cho các dự án trước ngày 31-7-2020; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020, (bao gồm các nguồn vốn các năm trước chuyển sang). Đồng thời, các bộ, cơ quan trung ương ban hành kế hoạch và giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu..., đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án. Các bộ, ngành, địa phương cũng cần chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2020 và báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng…
Bên cạnh các giải pháp chung, Bộ Tài chính đã thực hiện những cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương để thúc giải ngân vốn đầu tư công, do Bộ trưởng làm trưởng đoàn công tác. Ở bất kỳ địa hương nào, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng chuyển tải thông điệp “sốt ruột” của Chính phủ về vấn đề này, cùng tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng địa phương, đồng thời cam kết sự vào cuộc quyết liệt từ phía Bộ Tài chính.
Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công Đầu tư công không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Bởi vậy, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu “phải nỗ lực phấn đấu quyết tâm cao nhất để giải ngân 100% vốn đầu tư công”. Điều chỉnh hoặc thu hồi hơn 28 nghìn tỷ đồng Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công các tháng cuối năm, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc thu hồi kế hoạch vốn năm 2020 đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện bố trí vốn hoặc không còn nhu cầu sử dụng vốn (28.178,633 tỷ đồng). |