Giải quyết đơn tố cáo nặc danh, nên hay không?

17:12 30/05/2017
Chiều nay, 30-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật tố cáo (sửa đổi). Vấn đề có xem xét đơn tố cáo nặc danh hay không; việc giải quyết tố cáo đối với người đã nghỉ hưu, người đã chuyển công tác như thế nào; bảo vệ người tố cáo ra sao… được các ĐBQH thảo luận sôi nổi với các ý kiến nhiều chiều.

Theo ĐBQH Bùi Văn Cường (Gia Lai), đối với tố cáo nặc có tình tiết, chứng cứ cụ thể thì phải xem xét. “Nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng mà ta triệt hạ đi một hình thức tố cáo thì không nên. Ví dụ những quy trình liên quan đến đấu thầu, xây dựng các dự án… còn vấn đề khuất tất thì chỉ những người trong cuộc mới biết; họ chụp, quay lại, có chứng cứ… thì mình phải xem xét chứ. Tại sao cứ cấm một kênh thông tin hết sức quan trọng” – Đại biểu lý giải, ông cho rằng việc xem xét đơn tố cáo nặc danh khi có chứng cứ sẽ góp phần phòng chống tham nhũng, làm cho bộ máy trong sạch hơn.

ĐBQH Bùi Văn Cường thảo luận tại tổ chiều nay, 30-5

“Nếu không giải quyết đơn nặc danh thì có thể bỏ lọt thông tin. Ngược lại, những thông tin này có thể hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan điều tra” – ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) nêu ý kiến.

Còn theo ĐBQH Lê Thanh Vân (Cà Mau), sở dĩ có tố cáo nặc danh bởi ngoài việc lợi dụng để gây rối, triệt hạ, vu khống người khác, có thể thấy một sự thật là người nặc danh sợ bị trả thù, bị trù dập, bị bức hại... nên họ mới chọn hình thức này. “Điều đó cũng cho thấy cơ chế bảo vệ pháp luật của chúng ta chưa đủ mạnh để bảo đảm quyền tố cáo của họ. Vì vậy, cần thừa nhận hình thức này” – ông nói.

Tuy nhiên ĐBQH tỉnh Cà Mau cũng cho rằng, tố cáo nặc danh chỉ có giá trị khi có đủ 1 trong 3 yếu tố: Thông tin tố cáo có những chi tiết chặt chẽ, có cơ sở về logic; phản ánh đúng sự thật, có liên quan trực tiếp đến người bị tố cáo; có chứng cứ tin cậy để khẳng định tố cáo đúng sự thật.

Trong khi đó, ĐBQH Phan Đình Trạc (Nghệ An) lại đồng tình cao với báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật là không quy định giải quyết đối với tố cáo nặc dan.

 “Thực tiễn tỷ lệ tố cáo sai rất lớn. Đây nên coi là thông tin tham khảo cho công tác quản lý, xử lý công việc của các cơ quan nhà nước chứ không phải là nằm trong quy trình giải quyết tố cáo, không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật tố cáo và không quy định trong luật này” – đại biểu nhấn mạnh. 

Vấn đề tố cáo nặc danh thu hút nhiều đại biểu quan tâm thảo luận

ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An) dẫn chứng con số đơn thư nặc danh không đúng sự thật rất nhiều. “Theo báo cáo của Chính phủ, cơ quan nhà nước chỉ giải quyết được hơn 87% đơn tố cáo, trong đó 28,3% là tố cáo có đúng có sai. Chứng tỏ đối với nặc danh tỷ lệ này cao hơn nữa. Cho nên để đảm bảo tính chịu trách nhiệm của người tố cáo trước quy định pháp luật và bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo tỷ lệ cao, đúng quy định pháp luật, đúng người, đúng vi phạm thì việc không xem xét tố cáo nặc danh là hợp lý”, ông nhận định.

Bên cạnh đó, quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự tại Điều 337, khoản 2; Điều 100; Điều 103 thì tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được xem như là tin báo tố giác tội phạm, và là nguồn tin để xác minh hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy không cần phải luật hoá tố cáo nặc danh, tránh làm rối thêm quá trình giải quyết tố cáo vốn đã phức tạp như hiện nay.

Tại phiên thảo luận tổ, các ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá), Hồ Văn Niên (Gia Lai), Nguyễn Hoàng Anh (Cao Bằng) và nhiều đại biểu khác đều thống nhất việc bổ sung nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã nghỉ hưu, đã chuyển công tác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức và coi đây là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tố cáo đối với các đối tượng này.

ĐBQH Hồ Văn Niên (Gia Lai) cũng băn khoăn, khi người ta không tố cáo cán bộ công chức, viên chức nhưng lại tố cáo người nhà của cán bộ công chức, viên chức thì có nên đưa vào luật hay không? “Tố cáo đối với vợ chồng, con cái của người lãnh đạo một đơn vị nào đó chẳng hạn?” – ông nêu ví dụ.

Quỳnh Vinh

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文