Giám sát về Formosa sẽ giao cho Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

15:37 27/07/2016
“Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát hoạt động của tập đoàn Formosa, dự kiến cuối tháng 7 tiến hành. Sau đó báo cáo kết quả với Quốc hội để tiếp tục theo dõi, giám sát”, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.


Chiều 27-7, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát năm 2017.

Cụ thể, về dự kiến nội dung chương trình, đại đa số đại biểu tán thành Tờ trình dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017, tập trung vào các nhóm nội dung chính là xem xét báo cáo của các cơ quan hữu quan, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát và hậu giám sát. Đồng thời, nhất trí với dự kiến chi tiết nội dung.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017

Về giám sát chuyên đề, đại đa số đại biểu nhất trí, thống nhất với số lượng, tiêu chí lựa chọn. Theo đó Quốc hội sẽ giám sát 2 chuyên đề tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4. Về nội dung chuyên đề, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về việc lựa chọn 2 trong 4 chuyên đề giám sát đã nêu trong tờ trình.

Đến cuối ngày 25-7-2016, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được 426/494 phiếu của đại biểu Quốc hội khoá XIV. Trong đó, có 377 ý kiến (76,3%) tán thành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016; có 248 ý kiến (50,2%) tán thành giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016; có 215 ý kiến (43,5%) tán thành việc giám sát về đầu tư khai thác công trình giao thông theo hình thức BOT; có 164 ý kiến (33,1%) tán thành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngư dân gắn với phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị giá sát thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư trong nước và đầu tư có vốn nước ngoài liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường; tổ chức giám sát về ô nhiễm môi trường do tập đoàn Formosa gây ra tại vùng biển các tỉnh miền Trung…

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, vấn đề môi trường trong việc giám sát các dự án trong nước và nước ngoài là vấn đề bức xúc, được dư luận trong nước và nước ngoài rất quan tâm do việc thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Ô nhiễm do tập đoàn Formosa gây ra không chỉ ảnh hưởng đời sống người dân mà còn tác động đến tình hình kinh tế, xã hội cả nước…

Toàn cảnh hội trường

Tuy nhiên năm 2011, Quốc hội đã giám sát thực hiện chính sách pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế làng nghề. Năm 2012 giám sát về thực hiện chính sách pháp luật về việc quản lý khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường. Các kết luận tại các cuộc giám sát này đang triển khai thực hiện.

Đối với sự cố môi trường do Formosa gây ra tại vùng biển một số tỉnh miền Trung, thời gian qua Chính phủ, các cơ quan hữu quan đã khẩn trương tiến hành giải pháp quyết liệt, đã phát hiện nguyên nhân, khắc phục hậu quả và đã đạt kết quả bước đầu. Ngay sau khi sự cố xảy ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ động nắm tình hình, làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để báo cáo kết quả với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Thời gian tới, dự kiến cuối 7-2016, để có thêm cơ sở cho việc xem xét đánh giá vấn đề này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và khu kinh tế địa phương ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Trong đó có hoạt động của tập đoàn Formosa, báo cáo kết quả với Quốc hội để tiếp tục theo dõi, giám sát.

Từ những lý do trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất đưa chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vào chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017. Hai chương trình còn lại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ giám sát và báo cáo Quốc hội trong năm 2017.

Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát năm 2017 với đa số đại biểu Quốc hội tán thành.

Quỳnh Vinh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文