Giao nhận bản đồ địa hình biên giới Việt Nam-Campuchia

16:45 01/08/2020
Bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000 thể hiện đầy đủ thành quả PGCM (khoảng 84%) và là phụ lục không thể tách rời của Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia được hai nước ký ngày 5/10/2019 cùng với Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005. 


Ngày 1/8, đoàn Việt Nam do ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷban liên hợp phân giới cắm mốc (UBLH PGCM)Việt Nam – Campuchia làm Trưởng đoàn; đoàn Campuchia do ông Var Kim Hong, Bộ trưởng Cao cấp phụ trách công tác biên giới, Chủ tịch UBLH PGCM Campuchia – Việt Nam làm Trưởng đoàn đã gặp gỡ trao đổi công việc và giao nhận bản đồ địa hình biên giới tỷ lệ 1/25.000 giữa Việt Nam và Campuchia tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh.

Hai bên đã tiến hành kiểm tra, rà soát và thống nhất toàn bộ 500 bộ bản đồ địa hình biên giới được đóng tập, trong đó gồm: 250 bộ tiếng Việt – Khmer và 250 bộ tiếng Khmer – Việt có đầy đủ chữ ký của các cấp có thẩm quyền của hai nước và được phía Việt Nam đóng tập (Album) chắc chắn, đúng quy cách kỹ thuật. 

Trên cơ sở trao đổi và thống nhất, phía Việt Nam đã trao cho phía Campuchia 250 bộ bản đồ gốc, trong đó: tiếng Khmer – Việt gồm 130 bộ đóng tập và 100 bộ đóng nẹp (có thể tháo rời) và tiếng Việt – Khmer gồm 20 bộ đóng tập để phục vụ công tác biên giới đất liền giữa hai nước. Phía Việt Nam cũng giữ 250 bộ bản đồ gồm: 230 bộ bản đồ tiếng Việt – Khmer và 20 bộ bản đồ tiếng Khmer – Việt.

Cột mốc đặc biệt số 314 trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia. ảnh: TTXVN

Bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000 thể hiện đầy đủ thành quả PGCM (khoảng 84%) và là phụ lục không thể tách rời của Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia được hai nước ký ngày 5-10-2019 cùng với Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005. 

Việc hai bên hoàn thành công tác giao nhận bộ bản đồ địa hình biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia là cơ sở quan trọng giúp thúc đẩy tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư PGCM biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký ngày 5-10-2019 có hiệu lực.

Cũng tại cuộc họp, hai Chủ tịch UBLH PGCM hai nước đã đánh giá, kiểm điểm các công việc liên quan đến biên giới đất liền giữa hai nước từ sau khi ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả PGCM trên thực địa. Để phục vụ cho công tác quản lý biên giới, hai Bên thống nhất cho đến khi hai văn kiện pháp lý có hiệu lực, hai Bên sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng chức năng địa phương phối hợp quản lý tốt biên giới theo các quy định, thỏa thuận liên quan cho triệt để, nhằm duy trì biên giới ổn định giữa hai nước.

Hai bên nhất trí sẽ sớm thông báo cho nhau qua đường ngoại giao về thời gian tổ chức Lễ trao đổi Văn kiện phê chuẩn ngay sau khi Chính phủ hai nước dừng các biện pháp trong việc ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Kết thúc cuộc gặp, hai Chủ tịch UBLH PGCM đã chứng kiến Lễ ký biên bản giao nhận bộ bản đồ địa hình biên giới Việt Nam – Campuchia tỷ lệ 1/25.000.


H.Chi

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文