Hà Nội đề xuất tháo gỡ hàng loạt vướng mắc quản lý tài chính - ngân sách

18:29 04/12/2020
Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP trên mức 35% để bảo đảm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2021-2025. 

Chiều ngaỳ 4/12,  Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa hai bên. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá cuộc làm việc rất quan trọng trong bối cảnh Hà Nội đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tài chính ngân sách 5 năm 2021-2025 và năm 2021. 

Đặc biệt, trong năm 2021 và 5 năm tới ngoài nhiệm vụ thường niên Hà Nội còn nhiệm vụ quan trọng khi triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Những năm qua kết quả phối hợp giữa Bộ Tài chính và Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Theo Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, những năm qua kết quả phối hợp giữa Bộ Tài chính và Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. 

Cụ thể, từ 2016 đến nay, Hà Nội đều hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách trung ương giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 ước đạt gần 1.187.619 tỷ đồng, có tốc độ tăng trưởng bình quân 11-12%/năm, đóng góp 26,7% vào GRDP của TP, chiếm 19% tổng thu ngân sách toàn quốc. 

Riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng tổng thu ngân sách của Hà Nội ước thực hiện trên 279.350 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán. Hà Nội đã thực hiện tiết giảm chi thường xuyên so với dự toán trung ương giao và trong điều hành ngân sách là 16.000 tỷ đồng để có nguồn bổ sung cho đầu tư phát triển.

Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính tháo gỡ 31 công việc cụ thể thuộc 5 nhóm vấn đề.

Hà Nội và Bộ Tài chính cũng đã phối hợp có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giá, phí và lệ phí; công tác sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, quản lý tài sản công và mua sắm tập trung; Công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước. 

"Tính đến nay TP đã hoàn thành công tác cổ phần hóa của 1 doanh nghiệp. Trong số 12 doanh nghiệp còn lại, đã lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá trị 8 doanh nghiệp, còn 4 doanh nghiệp đang đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn theo kế hoạch", Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin. 

TP  đã đơn giản hoá được 12 thủ tục hành chính lĩnh vực này; triển khai kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đối với 249 dịch vụ công trực tuyến, góp phần giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch TP Hà Nội cũng nêu một số khó khăn vướng mắc trong phối hợp giữa Bộ Tài chính và TP thời gian qua, từ đó, đề xuất Bộ Tài chính tháo gỡ 31 công việc cụ thể thuộc 5 nhóm vấn đề. 

Cụ thể, đối với lĩnh vực tài chính ngân sách, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP trên mức 35% để bảo đảm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2021-2025. 

Đáng chú ý, Hà Nội đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành thêm các giải pháp, chế tài xử lý vi phạm, chậm trễ trong công tác quyết toán dự án hoàn thành. Đối với công tác quản lý, thẩm định về giá, Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét và phối hợp với các bộ có liên quan sửa đổi một số quy định nhằm bảo đảm phù hợp với thực tế hiện nay. 

Chi Linh

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文