Hà Nội sẽ đào thêm 25 hồ mới để chống ngập

14:28 16/08/2017
Trước tình trạng hễ mưa là ngập của Hà Nội cũng như TP Hồ Chí Minh, sáng 16-8, Chủ tịch UBND 2 TP lớn nhất cả nước này đã trả lời về phương án xử lý trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đáng chú ý, lãnh đạo Hà Nội cho biết: Thủ đô sẽ đào thêm 25 hồ mới để tạo thêm dung tích, góp phần giải quyết việc này.



Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, nhiều năm qua, ngập lụt sau mỗi cơn mưa to luôn gây ra bức xúc cho người dân và khách đến với thủ đô. Ngập lụt cũng đưa đến hệ quả khác là ùn tắc giao thông, nên đây là vấn đề được cử tri Hà Nội cũng như các đại biểu Quốc hội quan tâm...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16-8

Để giải quyết tình trạng ngập lụt khu vực phía Tây Hà Nội, bao gồm quận Cầu Giấy, Hà Đông, lãnh đạo Hà Nội cho biết đang có dự án cống liên mạch, nạo vét sông Nhuệ... 

Ông Nguyễn Đức Chung cũng cho biết: Giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội sẽ đào và bổ sung 25 hồ ở nội thành, trong đó có những hồ dung tích lớn như hồ CV1 ở Cầu Giấy với diện tích 32 ha (trong đó có 19 ha mặt hồ) cũng sẽ giúp giảm áp lực ngập lụt khi mưa lớn. 

Ngoài ra, Hà Nội cũng đang tập trung xây dựng hệ thống liên quan đến thu gom xử lý nước thải sông Tô Lịch và Dự án trạm bơm Liên Xá với công suất khá lớn. Hà Nội cũng đang tiến hành nạo vét 128 hồ, trong đó có Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, nếu xong vào tháng 2-2018 cũng tăng thêm dung tích hơn 1 triệu m3 để tiêu bớt úng. “Mặc dù vấn đề nan giải, nhưng chúng tôi đang tiếp tục đưa ra giải pháp” – ông Chung nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến chống ngập, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho biết: Muốn trị được bệnh phải chẩn đoán đúng nguyên nhân.Với TP Hồ Chí Minh, một số nguyên nhân được xác định như: Triều cường do biến đổi khí hậu, do lũ trên nguồn (khu vực hồ Dầu Tiếng) đổ xuống, do mưa (cuối 2016, dầu 2017 tăng mạnh) và ngập do lún. Bên cạnh đó, không thể không kể đến nguyên nhân chủ quan do quản lý yếu kém, ý thức của một bộ phận người dân.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong

Về giải pháp chống ngập, ông Nguyễn Thành Phong cho biết: Phải có giải pháp tổng hợp. “Vừa qua, TP đã triển khai các giả pháp mang tính chất công trình, như dự án chống triều cường. Chúng tôi sẽ sớm báo cáo để Chính phủ trình Quốc hội. Nhưng cái đó cũng chỉ giải quyết được một phần thôi. Những phi công trình khách như cách thức quản lý, nâng cao ý thức người dân để không xả rác, không tác động đến dòng chảy của kênh mương và các dự án hồ điều tiết... cũng rất cần thiết". 

"Chúng tôi đang tập trung vận động người dân, phát huy trách nhiệm của chính quyền địa phương phối hợp với giải pháp công trình để giảm ngập. Tuy nhiên, “cả ùn tắc giao thông hay chống ngập cũng phải có thời gian, không làm ngay được” – ông Phong bày tỏ.     

Vũ Hân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文