Hà Tĩnh: Đề nghị Chính phủ cho dừng hẳn Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê

10:54 11/03/2018
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Lê Đình Sơn khẳng định: quan điểm, chủ trương nhất quán của tỉnh Hà Tĩnh về việc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm cho dừng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.

Còn Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh cho biết: “Tỉnh đã có nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành và mời cơ quan khoa học tư vấn, phản biện về dự án, từ đó có cơ sở khoa học và quan điểm nhất quán kiến nghị dừng dự án”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Dương Tất Thắng cũng đề nghị, chính quyền các cấp và các cơ quan liên quan cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu, thống nhất việc cần thiết phải dừng dự án. Dự án sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư. TIC được thành lập ngày 17-5-2007 với vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng.

Trao đổi với Phóng viên Báo CAND người dân ở Hà Tĩnh cho biết, họ gặp rất nhiều khó khăn từ khi dự án khai thác quặng sắt Thạch Khê triển khai.

Mục tiêu của TIC là đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê, mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, để cung cấp quặng sắt trước hết cho nhu cầu luyện thép trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư và vận hành nhà máy luyện phôi thép. Sau hơn 10 năm triển khai, tiêu tốn rất nhiều tiền của, thời gian của nhiều đơn vị liên quan đến nay dự án vẫn dậm chân tại chỗ và để lại nhiều hệ lụy cho Hà Tĩnh.

Một trong những bất cập đầu tiên trong quá trình triển khai dự án này là việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết. Sau gần 10 năm triển khai dự án sắt Thạch Khê đến nay vẫn chưa có phương án quy hoạch được phê duyệt, mặc dù để triển khai dự án này TIC đưa ra nhiều phương  án như khu vực lấn biển, diện tích, quy mô ảnh hưởng…

Theo đánh giá của các chuyên gia về địa chất, khu vực mỏ sắt Thạch Khê nằm trên địa hình có địa chất phức tạp, nằm sát biển, thân quặng phân bố sâu (cosd-550m), lớp đất chủ yếu là đất sét, cát và nhiều nước ngầm.

Theo tính toán, thử nghiệm thì lượng nước chảy vào moong khai thác lên đến 9.717m3/h vì vậy nếu triển khai khai thác mỏ sắt này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm không chỉ 6 xã của huyện Thạch Hà, mà còn ảnh hưởng đến các xã của huyện Cẩm Xuyên, huyện Lộc Hà và thành phố Hà Tĩnh.

Năm 2011, Công ty TIC chỉ mới tiến hành bốc đất tầng phủ, mở rộng moong mỏ và bốc đất thử nghiệm khoảng 150 ha trên địa bàn xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà nhưng từ đó đến nay xung quanh khu vực này đều bị sa mạc hóa đất đai do mực nước ngầm bị tụt mạnh, ông Dương Đình Tiến chủ tịch xã Thạch Khê cho biết, sau khi Công ty TIC hút nước mở rộng moong mỏ, thì toàn bộ khu vực xung quanh cây cối đều bị chặt phá do chết, mặc dù đã bốc hơn 11 triệu m³ đưa ra bải thải ở xã Thạch Đỉnh, Thạch Hà, song sau khi thử nghiệm công ty cũng chưa hoàn trả lại mặt bằng.

Dù chỉ mới khai thác thí nghiệm bóc moong mỏ nhưng dự án này đã làm cả một vùng đất rộng lớn ở Hà Tĩnh sa mạc hóa.

Vấn đề cốt lõi liên quan đến việc khi triển khai dự án sắt Thạch Khê là đánh giá tác động môi trường, bởi đây là dự án lớn liên quan trực tiếp đến hàng vạn người dân sinh sống trên nhiều huyện, thành phố Hà Tĩnh. Song khi khởi công dự án, cũng như việc tái khởi động lại hiện nay, việc đánh giá tác động môi trường bị cả chủ đầu tư và các bộ, ngành liên quan làm ngơ, xem nhẹ.

Chẳng hạn, dự án sắt Thạch Khê là dự án khai thác mỏ lộ thiên với khối lượng đất, đá bóc phủ rất lớn (khoảng 651,4 triệu m³), do đó việc thiết kế các bãi thải và công tác đổ thải là rất quan trọng, theo tính toán ban đầu chiều cao hai bãi thải có dung tích chứa lần lượt là 268.210 triệu m³ và 135.428 triệu m³, hai bãi thải này lại nằm sát ven biển nên nguy cơ sạt lở sẽ rất lớn, bên cạnh đó nạn cát bay, cát chảy sẽ gây hậu quả vô cùng lớn cho các vùng lân cận.

Theo thiết kế, để triển khai dự án sắt Thạch Khê, chủ đầu tư phải đắp đê, xây kè chắn chân bãi thải lấn biển, việc này cần rất lớn khối lượng lớn đá hộc và các nguyên vật liệu xây dựng khác (khoảng 2,7 triệu m³).

Việc xây dựng đập chắn cho bãi thải lấn biển cực kỳ quan trọng, song bác cáo đánh giá tác động môi trường của chủ đầu tư chưa đánh giá hết tác động tiêu cực của việc xây đê, kè lấn biển ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Đồng thời, theo phê duyệt và công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vùng biển Hà Tĩnh được xác định là có nguy cơ bão, nước dâng do bão chịu cấp 15, 16, nước dâng trong bão có thể lên đến trên 4,5m, trong trường hợp, xảy ra triều cường nước biển có thể dâng lên đến 6,2m…và nếu không tính toán cụ thể, thì những bãi rác ven biển của dự án sắt Thạch Khê trong tương lai sẽ gây ra những thảm họa môi trường vô cùng khủng khiếp khi gặp lũ lụt, triều cường.

Bên cạnh những bất cập về đánh giá tác động môi trường, nguồn vốn, quy hoạch xây dựng thì nhiều vấn đề liên quan đến dự án này như: Phương án tiêu thụ sản phẩm; Dây chuyền công nghệ; Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội; Tác động về mặt xã hội, an ninh trật tự an toàn xã hội…cũng chưa được chủ đầu tư cũng như các bộ, ngành liên quan tính toán cụ thể, khoa học.

Vì vậy, Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã họp bàn và đi đến thống nhất đề nghị Chính phủ cho dừng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Đồng thời, Hà Tĩnh đang chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương giải quyết những tồn đọng, hoàn trả nguyên trạng, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Và chỉ nghiên cứu khởi động lại dự án khi có đủ các điều kiện.

Dương Sông Lam

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Lợi dụng một bộ phận người dân chưa nắm đầy đủ thông tin về việc cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID), kẻ gian đã giả danh Công an, gọi điện thoại hướng dẫn, yêu cầu người dân cài đặt các ứng dụng giả mạo vào ĐTDĐ để lấy cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dịp lễ 30/4 và 1/5, Công an tỉnh Tiền Giang đã huy động 100% lực lượng CSGT làm nhiệm vụ điều tiết, phân luồng, tránh ùn tắc giao thông, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (số 145 Trần Quang Khải quận 1, TP Hồ Chí Minh) là bảo tàng tư nhân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh và là bảo tàng duy nhất tại Việt Nam về lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng nằm trong di tích, địa điểm trước đây thuộc nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn thuộc sở hữu của gia đình Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Trần Văn Lai.

Sáng 30/4, Công an huyện Quế Sơn (Quảng Nam) cho biết, lực lượng chức năng vừa dập tắt vụ cháy lớn xảy ra tại Cửa hàng điện tử - điện lạnh Ninh Trang (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn). Vụ cháy không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị trong cửa hàng.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文