Hành động dũng cảm trước lúc hy sinh của phi công L-39

16:06 26/08/2016
Phi công Phạm Đức Trung không nhảy dù thoát nạn mà cố gắng đưa máy bay qua đường dây điện, không ảnh hưởng tới người đi đường.


Có mặt tại hiện trường trưa nay, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cùng lãnh đạo Trường Sĩ quan không quân cho biết, học viên phi công Phạm Đức Trung (SN 1994) đã rất dũng cảm.

“Khi máy bay có dấu hiệu bất ổn, mất lực, phi công không nhảy dù để thoát thân mà cố gắng bay qua dưới đường dây điện, sát đường vì sợ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.


Phi công Phạm Đức Trung (bên phải). Ảnh: vnn

Các lực lượng chức năng tiến hành công tác cứu hộ cứu nạn vụ máy bay rơi.

Đến phút cuối, phi công Trung vẫn cố gắng điều khiển cho máy bay 'cày' trên ruộng lúa để cố cứu chiếc máy bay”, ông Thế nói. Ông Thế khẳng định, không có dân thường thương vong trong vụ máy bay rơi. Nhiều người lưu thông ở đường cạnh cánh đồng đã hoảng loạn trong chốc lát.

Có trường hợp ông Đặng Hùng (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khi thấy máy bay rơi hoảng loạn té xuống xe máy, bị xây xát nhẹ. Đến trưa 26-8, ông Hùng đang được điều trị tại Khoa răng - hàm - mặt, bệnh viện Đa khoa Phú Yên.


Chiến sĩ phi công đã hành động dũng cảm trước khi hy sinh 

Vị trí máy bay rơi chỉ cách trạm ra đa hơn 300m và rất gần sân bay Tuy Hòa. Cũng theo Đại tá Quý, bước đầu xác định nguyên nhân máy bay rơi do trục trặc động cơ. 

Trên máy bay chỉ có 1 chiến sĩ bay đơn. Đại tá Nguyễn Đức Quý, Phó hiệu trưởng Trường Sĩ quan không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, máy bay bị nạn L-39 là máy bay huấn luyện của Trung đoàn 910, thuộc Trường Sĩ quan Không quân, đóng tại sân bay Tuy Hòa (Phú Yên).

Được biết, L-39 là máy bay huấn luyện phi công chiến đấu phản lực của Không quân Việt Nam. Đây là máy bay Tiệp Khắc cũ sản xuất.

Đại tá Quý cho biết thêm, Trường Sĩ quan không quân đã cử cán bộ, sĩ quan từ TP Nha Trang ra hiện trường để giải quyết hậu quả. Lực lượng chức năng đang tính phương án đưa chiếc máy bay bị nạn về vị trí cần thiết để điều tra an toàn theo thủ tục của quân đội.

Theo vnn

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục (trước tòa nhà Hàm cá mập) trong thời gian khoảng một tháng.

Chiều 5/4, Đoàn CNCH Bộ Công an Việt Nam đã cử một tổ công tác tập hợp trang thiết bị gồm: Nhà bạt, giường cùng vật tư y tế, thuốc và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác như mỳ tôm, lương khô, nước sạch... trao tặng người dân đang điều trị tại Bệnh viên Đa khoa (1.000 giường) của Thủ đô Naypyidaw của Myanmar.

Báo cáo với UBND TP Hồ Chí Minh về tình thu phí đậu xe ô tô dưới lòng đường vào ngày 6/3 vừa qua, ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTCC cho biết, từ tháng 12/2020 Công ty TNHH MTV DVCI Thanh niên xung phong tổ chức trông giữ xe ô tô có thu phí trên 20 tuyến đường. Trong đó địa bàn quận 1 có 12 tuyến, quận 5 có 3 tuyến, quận 10 có 5 tuyến…

Hưởng ứng chương trình của Chính phủ và chỉ đạo của Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an về chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, CLB Doanh nghiệp Cựu CAND (Hội Cựu CAND Việt Nam) đặt mục tiêu xây dựng gần 60 căn nhà mới tặng các đồng chí cựu CAND có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngay trong năm 2025.

Trưa ngày 5/4, Đoàn tàu chở CBCS quân đội từ miến Bắc vào TP Hồ Chí Minh tham gia diễu binh, diễu hành chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) đã dừng tại ga Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là ga tàu cuối CBCS  dừng chân để tiếp tục tập trung tại một số đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn TP Biên Hòa, tiếp tục tập luyện trước khi di chuyển về TP Hồ Chí Minh...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文