Hỗ trợ tối đa cho người lao động trước đại dịch COVID -19

20:02 01/07/2021
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chiều ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trước đại dịch COVID -19 với trị giá 26 nghìn tỷ đồng.


Chiều 1/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì họp báo thông báo kết quả phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 và trả lời câu hỏi của các nhà báo liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an đại diện Bộ Công an dự buổi họp báo. 

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Phiên họp thường kỳ tháng 6 hết sức quan trọng để nhìn lại những kết quả 6 tháng đầu năm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho 6 tháng cuối năm; cũng như giải quyết một số vấn đề quan trọng khác. Cụ thể, tại Phiên họp này, Chính phủ đã nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm; về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới công tác phòng chống dịch COVID-19; một số nội dung liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thời gian qua. 

Gói hỗ trợ mới 26.000 tỷ: Bảo đảm chính sách phủ kín được những người cần hỗ trợ

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, chiều ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trước đại dịch COVID -19 với trị giá 26 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu và các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung chủ yếu 2 đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động, đối tượng chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp. Trong đó, có 4 nguyên tắc cơ bản là: Đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai. Chính sách: đơn giản nhất, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm 2/3 so với Nghị quyết 42; Đảm bảo khả thi, mỗi đối tượng được hỗ trợ 1 chính sách, phụ nữ mang thai, trẻ em đang điều trị COVID, trẻ em cách ly, người trực tiếp chăm sóc trẻ em được hỗ trợ từ 2 chính sách trở lên. Phân chia ngân sách với trách nhiệm cộng đồng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông báo kết quả họp thường kỳ Chính phủ

Nghị quyết 68 có 12 nhóm chính sách.  Thứ nhất là sẽ giảm mức đóng bảo hiểm về tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng. Theo chính sách này, thì sử dụng  người lao động sẽ không phải đóng 0,5% mức lương cho bảo hiểm tai nạn, nghề nghiệp mà sẽ trả số tiền này cho người lao động. Người lao động vẫn được hưởng mọi chính sách, chế độ nếu xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chính sách này có giá trị 3.800 tỷ, 11 nghìn lao động được hưởng chính sách này, không áp dụng với lực lượng vũ trang. 

Thứ 2 là tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Thứ 3 là chính sách đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động. Theo đó, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để hỗ trợ người lao động được học tập, đào tạo, mỗi người được 1,5 triệu/tháng, không quá 6 tháng… Thứ 4 là hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Thứ 5 là chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc; thứ 6 là hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; thứ 7 là chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em…

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi tại buổi họp báo

Hỗ trợ cho người lao động tự do như thế nào?

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc hỗ trợ cho người lao động tự do bị ảnh hưởng do COVID -19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, theo Nghị quyết 68, Chính phủ thống nhất có chủ trương hỗ trợ lao động tự do, giao toàn quyền cho địa phương căn cứ vào tình hình, ngân sách để xây dựng đối tượng, mức tiền hỗ trợ. “Theo Nghị quyết 42 trước đây, việc giải ngân khó khăn do có nhiều thủ tục, nhiều nơi, cán bộ cơ sở phải đi lại nhiều lần, rất vất vả. Chính vì vậy, đợt này, Chính phủ giao cho địa phương tự quyết định đối tượng, mức hỗ trợ tuỳ theo khả năng ngân sách cũng như huy động ở địa phương. Ví dụ như ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hỗ trợ cho đối tượng là lái xe ba gác, bán vé số dạo… Đà Nẵng thì hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch được vay đến 100 triệu. Chính phủ đưa ra quy định mức hỗ trợ tối thiểu là 1,5 triệu/tháng/người” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, từ khi có đại dịch COVID đến nay ước tính các gói hỗ trợ đối với tất cả các đối tượng là khoảng 160 nghìn tỷ, trong đó, hỗ trợ theo Nghị quyết 42 khoảng 39 nghìn tỷ với 14,4 triệu người được thụ hưởng với.  “Bộ Lao động sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị quyết tinh giản tối đa điều kiện, thủ tục” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.


Phương Thuỷ

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文