Hỗ trợ tối đa cho người lao động trước đại dịch COVID -19

20:02 01/07/2021
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Chiều ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trước đại dịch COVID -19 với trị giá 26 nghìn tỷ đồng.


Chiều 1/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Văn Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì họp báo thông báo kết quả phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 và trả lời câu hỏi của các nhà báo liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an đại diện Bộ Công an dự buổi họp báo. 

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Phiên họp thường kỳ tháng 6 hết sức quan trọng để nhìn lại những kết quả 6 tháng đầu năm, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho 6 tháng cuối năm; cũng như giải quyết một số vấn đề quan trọng khác. Cụ thể, tại Phiên họp này, Chính phủ đã nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong 6 tháng cuối năm; về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới công tác phòng chống dịch COVID-19; một số nội dung liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ thời gian qua. 

Gói hỗ trợ mới 26.000 tỷ: Bảo đảm chính sách phủ kín được những người cần hỗ trợ

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, chiều ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trước đại dịch COVID -19 với trị giá 26 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu và các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung chủ yếu 2 đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động, đối tượng chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp. Trong đó, có 4 nguyên tắc cơ bản là: Đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai. Chính sách: đơn giản nhất, dễ tiếp cận nhất, thủ tục hành chính giảm 2/3 so với Nghị quyết 42; Đảm bảo khả thi, mỗi đối tượng được hỗ trợ 1 chính sách, phụ nữ mang thai, trẻ em đang điều trị COVID, trẻ em cách ly, người trực tiếp chăm sóc trẻ em được hỗ trợ từ 2 chính sách trở lên. Phân chia ngân sách với trách nhiệm cộng đồng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông báo kết quả họp thường kỳ Chính phủ

Nghị quyết 68 có 12 nhóm chính sách.  Thứ nhất là sẽ giảm mức đóng bảo hiểm về tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong 12 tháng. Theo chính sách này, thì sử dụng  người lao động sẽ không phải đóng 0,5% mức lương cho bảo hiểm tai nạn, nghề nghiệp mà sẽ trả số tiền này cho người lao động. Người lao động vẫn được hưởng mọi chính sách, chế độ nếu xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chính sách này có giá trị 3.800 tỷ, 11 nghìn lao động được hưởng chính sách này, không áp dụng với lực lượng vũ trang. 

Thứ 2 là tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất. Thứ 3 là chính sách đào tạo, duy trì việc làm cho người lao động. Theo đó, quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để hỗ trợ người lao động được học tập, đào tạo, mỗi người được 1,5 triệu/tháng, không quá 6 tháng… Thứ 4 là hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Thứ 5 là chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc; thứ 6 là hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; thứ 7 là chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em…

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi tại buổi họp báo

Hỗ trợ cho người lao động tự do như thế nào?

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc hỗ trợ cho người lao động tự do bị ảnh hưởng do COVID -19, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, theo Nghị quyết 68, Chính phủ thống nhất có chủ trương hỗ trợ lao động tự do, giao toàn quyền cho địa phương căn cứ vào tình hình, ngân sách để xây dựng đối tượng, mức tiền hỗ trợ. “Theo Nghị quyết 42 trước đây, việc giải ngân khó khăn do có nhiều thủ tục, nhiều nơi, cán bộ cơ sở phải đi lại nhiều lần, rất vất vả. Chính vì vậy, đợt này, Chính phủ giao cho địa phương tự quyết định đối tượng, mức hỗ trợ tuỳ theo khả năng ngân sách cũng như huy động ở địa phương. Ví dụ như ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội hỗ trợ cho đối tượng là lái xe ba gác, bán vé số dạo… Đà Nẵng thì hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch được vay đến 100 triệu. Chính phủ đưa ra quy định mức hỗ trợ tối thiểu là 1,5 triệu/tháng/người” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, từ khi có đại dịch COVID đến nay ước tính các gói hỗ trợ đối với tất cả các đối tượng là khoảng 160 nghìn tỷ, trong đó, hỗ trợ theo Nghị quyết 42 khoảng 39 nghìn tỷ với 14,4 triệu người được thụ hưởng với.  “Bộ Lao động sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị quyết tinh giản tối đa điều kiện, thủ tục” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.


Phương Thuỷ

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Chúng tôi đến thăm Thư viện Tưởng niệm Các Mác và Trường Công nhân tại thủ đô London (Anh) vào một ngày nắng đẹp. Khám phá Thư viện, thấy nhiều điều thú vị về cuộc đời hoạt động của nhà tư tưởng cách mạng tiến bộ, lỗi lạc C. Mác. Có thể khẳng định đây là nơi một "kho báu" lưu giữ giá trị của Chủ nghĩa Mác giữa lòng Chủ nghĩa Tư bản.

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

Giới chức Pháp hôm 4/5 cho biết, ít nhất một người đã thiệt mạng và sáu người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ở ngoại ô phía Bắc Thủ đô Paris. Vụ xả súng này được cho là liên quan tới các băng nhóm buôn bán ma túy.

Không chỉ thúc các địa phương tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cũng đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Chiều 4/5, thông tin từ Tổng Công ty quản lý Cảng hàng không cho biết, nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và triển khai các hoạt động của năm du lịch quốc gia, lượng hành khách đi/đến Điện Biên đã tăng mạnh trong những ngày vừa qua, có ngày khách qua Cảng hàng không Điện Biên tăng gấp 5 lần so với ngày thường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文