Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52

16:27 25/08/2020
Chiều 25/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52 (AEM-52). 

Hội nghị do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì, với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Tổng Thư ký ASEAN và đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN.

Hội nghị AEM-52 đã tập trung thảo luận một số nội dung như: Rà soát tiến trình triển khai các sáng kiến về kinh tế trong năm 2020 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch; thảo luận, cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 và ứng phó của khu vực, bao gồm cả khả năng xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện của ASEAN; thảo luận các khuyến nghị của Nhóm Đặc trách về Hội nhập Kinh tế ASEAN trình lên các Bộ trưởng Kinh tế; thảo luận báo cáo của các SEOM lên các Bộ trưởng Kinh tế; thảo luận nội dung chuẩn bị cho đối thoại với hàng loạt đối tác của ASEAN cũng như với cộng đồng doanh nghiệp khu vực; chia sẻ quan điểm của các Bộ trưởng về tiến trình cải cách WTO v.v.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến AEM-52 

Các Bộ trưởng đã xem xét, thảo luận và thông qua một số văn kiện chính do SEOM trình lên, cụ thể bao gồm: Chỉ số Hội nhập số ASEAN; Tài liệu tham chiếu (TOR) về Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN; Hướng dẫn thúc đẩy kinh doanh toàn diện trong ASEAN. Trong đó, “Chỉ số Hội nhập số ASEAN” và “Tài liệu tham chiếu về Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN” là 2 trong tổng số 13 sáng kiến ưu tiên của Việt Nam cho năm Chủ tịch ASEAN 2020. 

Các sáng kiến còn lại vẫn đang được Việt Nam tham vấn và thúc đẩy triển khai; dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2020 theo kế hoạch đề ra.

Hội nghị do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì,

Mặc dù đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia ASEAN, Việt Nam vẫn nỗ lực thúc đẩy việc tổ chức các hội nghị cấp Bộ, cấp Vụ cũng như cấp Nhóm công tác nhằm duy trì việc vận hành của khung hợp tác kinh tế ASEAN, thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, kết nối, sáng tạo v.v. 

Đặc biệt, ta đã chủ động đề xuất và tham gia vào các sáng kiến khu vực nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và thế giới...

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Ngoài ra, Hội nghị AEM-52 cũng đã trao đổi quan điểm về các diễn biến kinh tế ở góc độ toàn cầu và khu vực; bao gồm cả tác động kinh tế của đại dịch COVID-19. Một số nội dung nổi bật khác cũng đã được thảo luận, bao gồm: Thảo luận trong nội bộ ASEAN về định hướng đàm phán, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo; Triển khai Kế hoạch tổng thể năm 2025 của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đặc biệt là việc đánh giá giữa kỳ để có thể điều chỉnh Kế hoạch tổng thể năm 2025 phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực cũng như giúp ASEAN vượt qua các thách thức trên quy mô toàn cầu;

Tiến độ thực hiện 13 ưu tiên, sáng kiến (PED) do Việt Nam đề xuất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong đó đã hoàn thành việc thực hiện 02 sáng kiến và đang trong giai đoạn cuối hướng đến hoàn thành các ưu tiên còn lại; Những phát triển trong quan hệ kinh tế ASEAN với đối tác ngoại khối như: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canađa, Hàn Quốc, Cộng Ba, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc), Đông Á, Úc, New Zealand, EU.

Lưu Hiệp

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文