Hơn 76 tỷ đồng xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So

15:06 02/10/2020

Sáng 2/10, Bộ Tư lệnh Hoá học (Bộ Quốc phòng) tổ chức khởi công dự án Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So (xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).


Tham dự lễ khởi công có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đại diện lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng; Văn phòng Chính phủ; các Bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng các tổ chức quốc tế.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại buổi lễ khởi công dự án.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường và con người là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đây là hoạt động mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hiệp quốc.

Dự án Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So có tổng kinh phí hơn 76 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước; thời gian thực hiện dự kiến trong 2 năm (2020-2022). 

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khởi công dự án Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, dự án được thực hiện có ý nghĩa quan trọng nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng đến con người, môi trường, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện A Lưới. Và đây là 1 trong 3 dự án mà Việt Nam chủ động sử dụng nguồn vốn và công nghệ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Thiên Định tặng quà cho các nạn nhân chất độc da cam, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Đông Sơn.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu chủ đầu tư phối hợp tốt với các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới tổ chức thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ. Do dự án nằm sát với khu dân cư, nếu cần thiết có thể di dời tạm thời người dân ra khỏi khu vực thực hiện dự án để đảm bảo an toàn. 

Được biết, trong thời kỳ chiến tranh, quân đội Mỹ sử dụng thung lũng A So của huyện A Lưới làm sân bay dã chiến. Tại đây cũng là nơi chứa, đựng chất độc hóa học, là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải ở khu vực miền Trung.

Trong vòng 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên Huế, trọng điểm là sân bay A So là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề của hơn 432.812 gallon thuốc diệt cỏ (chứa khoảng 11kg dioxin).


Anh Khoa

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文