Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26

17:01 10/03/2020
Ngày 10/3 tại TP Đà Nẵng, các Bộ trưởng kinh tế thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã chính thức nhóm họp trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng kinh tế kinh tế ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, chủ trì Hội nghị.

Hội nghị tham vấn có sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế, các trưởng đoàn chuyên gia kinh tế cấp cao của 10 nước thành viên ASEAN và 9 quốc gia đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zeland, Hoa Kỳ, Nga và Canada), Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký ASEAN, cùng 10 thành viên Cộng đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).

Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26. 

Đây cũng là hội nghị thường niên cấp Bộ trưởng phụ trách kinh tế đầu tiên trong năm, là dịp quan trọng để các Bộ trưởng ASEAN thống nhất định hướng lớn và các ưu tiên hợp tác kinh tế ASEAN năm nay. Hướng tới hoàn thành kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN đến năm 2025. 

Hội nghị với nhiều nội dung quan trọng, dự kiến sẽ được rà soát, thông qua và tiếp tục triển khai trong Năm ASEAN 2020, do Việt Nam làm chủ nhà, trong đó bao gồm các ưu tiên của Việt Nam về nội dung kinh tế trong hợp tác ASEAN để báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 (dự kiến được tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 6-9/4/2020).

Chủ đề năm Chủ tịch ASEAN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng” (Cohesive and Responsive) trong đó khái niệm “gắn kết (cohesive) phản ánh nhu cầu củng cố khối đoàn kết thống nhất của ASEAN, gia tăng liên kết và kết nối, đề cao ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN, đẩy mạnh quan hệ đối tác với cộng đồng toàn cầu, và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN, trong khi khái niệm “chủ động thích ứng” (responsive) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng trước những thời cơ và thách thức gây ra do những chuyển biến nhanh chóng trong cục diện khu vực và thế giới. Đồng thời, chủ đề được lựa chọn cũng phù hợp với một số trọng tâm của kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2025 và chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng Cộng đồng AEC với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Thúc đẩy thực hiện các cam kết thành lập AEC luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. ASEAN đã và đang là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26, ngày 8/3, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra phiên họp trù bị của các quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM) ASEAN với sự tham dự của đại diện các quan chức kinh tế cao cấp các nước, Ban Thư ký ASEAN, Cộng đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (BAC) và các khách mời quốc tế...

Bộ Công Thương với tư cách điều phối kênh hợp tác kinh tế của Việt Nam trong ASEAN đã chủ trì và điều hành hội nghị. Điểm nhấn của phiên họp SEOM trù bị là 13 ưu tiên do Việt Nam đề xuất trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 sẽ được đưa ra thảo luận tại AEM hẹp 26 trước khi thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm nay. Để đảm bảo chuỗi sự kiện liên quan đến Hội nghị ASEAN tại Đà Nẵng diễn ra thuận lợi và thành công, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương Việt Nam đã siết chặt công tác đảm bảo an ninh, y tế tại Hội nghị.

Cụ thể, các đại biểu về tham dự các Hội nghị đều phải thực hiện tờ khai y tế. Trước khi qua cổng an ninh vào Hội nghị, tất cả các đại biểu, phóng viên báo đài đều được đo, kiểm tra thân nhiệt. Tại Hội nghị, Ban tổ chức bố trí nơi phát khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn để phục vụ cho các đại biểu nếu có nhu cầu sử dụng. 

Hoài Thu

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文