Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II

09:40 04/12/2020
Với chủ đề: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”, sáng nay (4/12), Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Tham dự đại hội có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng;

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự đại hội.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Dự đại hội có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Phó Chủ tịch nước, các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và TP Hà Nội; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Toàn cảnh hội trường.

Các cán bộ thành cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú... đại diện nhân sỹ, trí thức, các doanh nhân tiêu biểu là người dân tộc thiểu số... Đặc biệt là 1.593 đại biểu chính thức, tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em trên mọi miền đất nước về dự đại hội.

Đại hội trân trọng kính mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình tham gia Đoàn Chủ tịch, chỉ đạo đại hội. Cùng với đó là các đồng chí trong Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký Đại hội đã được bầu tại phiên trù bị.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc đại hội.

Phát biểu khai mạc đại hội, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo đại hội cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 35 của Ban Bí thư về Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, năm 2020 và Quyết định số 1062 ngày 22/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ III, năm 2019 và Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, năm 2020, thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã tạo điều kiện phối hợp tổ chức thành công đại hội ở 363 huyện, 50 tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo nên không khí hồ hởi, phấn khởi, góp phần vào thành công của đại hội đảng các cấp, vững tin hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đại hội các tỉnh và các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã chọn, cử được 1.593 địa biểu ưu tú về dự đại hội. Các đại biểu đại diện cho 54 dân tộc, đại diện lãnh đạo các cấp, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ, tướng lĩnh Quân đội, Công an, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động… thể hiện tinh thần đại đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, đóng góp vào thành công của đại hội.

Đoàn đại biểu lực lượng vũ trang tham dự đại hội.

Đại hội là diễn đàn giao lưu trao đổi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận, niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Niềm tin được nhân lên gấp bội khi mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá IX về công tác dân tộc; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta có chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng mức vốn bố trí cho giai đoạn 2021-2025 là hơn 130 nghìn tỷ đồng. Đầu tư phát triển toàn diện các lĩnh vực với trọng tâm là phát triển KTXH, xoá đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phát triển văn hoá thông tin và du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiếu số, miền núi vững mạnh", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ.

Các đại biểu tham dự đại hội.

Trình bày Báo cáo chính trị, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: Từ Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ nhất (năm 2010) đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc. 

Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội lần thứ nhất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Sự nghiệp phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn KTXH đặc biệt khó khăn; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được đồng bào tích cực hưởng ứng và đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi đã có những đổi thay đáng khích lệ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình bày Báo cáo chính trị tại đại hội.

Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; văn hóa thông tin, truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển về cả số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; đồng bào được tiếp cận với các dịch vụ công thuận lợi hơn. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống cùng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát triển sâu rộng, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh trật tự. Thế trận quốc phòng toàn dân không ngừng được củng cố và tăng cường, tiềm lực quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi được nâng lên; thế trận lòng dân nhất là vùng biên giới được xây dựng vững chắc cùng với quân và dân cả nước bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đại diện Đoàn đại biểu thanh niên dân tộc thiểu số tặng hoa chúc mừng đại hội.

Theo Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến, đồng bào các dân tộc thiểu số là máu thịt của dân tộc Việt Nam, bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 54 dân tộc như cây một cội, như con một nhà, đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, luôn kề vai sát cánh bên nhau chế ngự thiên nhiên, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

"Máu xương của những người con đất Việt đã hòa vào lòng đất Mẹ, thành những viên gạch bằng vàng, xây dựng nên thành đồng Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, không một thế lực nào, dù xảo quyệt đến đâu cũng không thể chia rẽ được khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng bào các dân tộc nguyện một lòng đoàn kết, đi theo Đảng, luôn tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định.

Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số nắm chặt tay nhau, quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt”.

Đại hội đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030: Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2025 tăng trên 2 lần so với năm 2020; đến năm 2030 bằng 1/2 bình quân chung của cả nước;

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; đến năm 2030 giảm hộ nghèo xuống dưới 10% (theo chuẩn nghèo đa chiều hiện nay);

Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn...


Đại diện Đoàn thanh niên dân tộc thiểu số tham dự đại hội khẳng định, vừa qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương quan trọng với mục tiêu cơ bản nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống và thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước. Đối với lực lượng thanh niên, đây là cơ hội, là điểm tựa, là môi trường thuận lợi cho lớp trẻ học tập, rèn luyện, sáng tạo, khát vọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại diện thanh niên dân tộc thiểu số phát biểu chúc mừng đại hội.

"Chúng tôi xin gửi đến đại hội niềm tin son sắt vào Đảng, Nhà nước, đồng thời hy vọng đại hội sẽ tiếp tục tiếp thu những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào để nghiên cứu, đưa ra những giải pháp, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển bền vững đồng bào dân tộc thiểu số. Nhân dịp này thay mặt thanh thiếu nhi các dân tộc thiểu số xin hứa sẽ luôn đoàn kết, ra sức thi đua phấn đấu trong học tập, công tác, lao động sản xuất, quyết tâm vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển bền vững".


Quỳnh Vinh - Xuân Trường - Vũ Linh

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文