Không dùng vốn vay ODA mua sắm ôtô

10:14 26/10/2016
Không dùng vốn vay ODA mua sắm là thông tin được ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính chia sẻ tại cuộc họp báo chuyên đề về quản lý tài chính các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, diễn ra chiều 25-10.

Theo đó, không được sử dụng vốn ODA để mua sắm xe ôtô, và bình quân mỗi năm nguồn ngân sách Nhà nước sẽ chi khoảng 1 tỷ USD để trả nợ gốc và lãi từ việc vay nợ nước ngoài. 

Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 – 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết  vào khoảng 45 tỷ USD, trong đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... 

Chính phủ đã chỉ đạo thắt chặt mua sắm, đặc biệt là ôtô. Ảnh CTV

Qua đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số ngành kinh tế, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thúc đẩy thương mại, đầu tư và phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Từ thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7-0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước 2010) đến thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay; với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011-2015). Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp.

Dự kiến đến tháng 7-2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2-3,5%. 

Vốn ODA không được dùng để mua xe ôtô.

Đứng trước thực tế này, vấn đề đặt ra cấp thiết là nguồn vốn ODA cần được sử dụng một cách chiến lược hơn và cẩn trọng hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và huy động các nguồn vốn tư nhân bổ sung cho các nguồn lực công.

Ông Hoàng Hải cho biết: Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch, tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại. 

Theo đó cơ quan chức năng dự kiến sẽ chia các địa phương thành 5 nhóm với tỷ lệ vay lại vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và được cấp phát rõ ràng. Việc quy định các địa phương có vay, có trả với nguồn vốn trước nay được ví như "cho không" thì nay sẽ thay đổi để chia sẻ sự công bằng. 

Sẽ có 3 nhóm các địa phương còn khó khăn, phải nhận trợ cấp của Nhà nước và 2 nhóm các nơi có thể điều tiết lại ngân sách Nhà nước. Các tỉnh khó khăn nhất sẽ được áp dụng tỷ lệ vay lại vốn ODA chỉ là 10% và vẫn cấp phát khoảng 90%. Một số địa phương khác "khá hơn" sẽ có tỷ lệ vay lại khoảng 20-30%. Với địa phương dồi dào hơn thì có thể áp dụng cơ chế 50-50, tức là Nhà nước hỗ trợ 50%, địa phương tự vay lại 50%. Riêng với Hà Nội, Sài Gòn dự kiến sẽ áp dụng tỷ lệ 80-20, đồng nghĩa Nhà nước hỗ trợ 20%, địa phương tự vay lại 80%.

Bộ Tài chính cho biết: Về công tác trả nợ nước ngoài, lũy kế đến ngày 25-9-2016 tổng giá trị chi trả nợ là 176.827 tỷ đồng (trả nợ trong nước là 140.183 tỷ đồng, nước ngoài là 36.644 tỷ đồng). “Mỗi năm, ngân sách phải chi 1 tỷ USD để trả nợ ODA, cả gốc lẫn lãi”, ông Hải cho biết. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, có thể mua ô tô tại dự án ODA hay không, ông Hải thông tin: Chính phủ đã chỉ đạo thắt chặt mua sắm, vì ODA là vốn vay, sử dụng phát triển không phải để mua sắm. Do vậy, không thể dùng vốn ODA mua sắm ôtô trừ trường hợp cần thiết, như xe chuyên dụng trong y tế phục vụ phòng chống dịch. Còn dự án thông thường không được phép mua ôtô, Bộ Tài chính phản đổi bất kể hình thức nào.

Lệ Thúy

Theo Sở Y tế Quảng Ninh, ngay sau khi kích hoạt phương án cấp cứu thảm họa trong vụ lật tàu du lịch, ngành Y tế địa phương cũng chuẩn bị các phương án ứng phó với bão số 3 như phương tiện xe cấp cứu, thuốc men, giường bệnh, sẵn sàng ứng trực cấp cứu và điều trị bệnh nhân trong thời gian bão số 3 đổ bộ.

Chuyển đổi giao thông xanh là một yêu cầu cấp thiết, một xu thế không thể đảo ngược và hiện xu thế này đã giúp thay đổi thói quen, nhận thức của nhiều người dân. Tại Hà Nội, một bằng chứng là số lượng người dân đi làm, đến công sở bằng phương tiện công cộng (xe buýt, tàu điện…) ngày càng nhiều.

"Các địa phương tính toán kỹ lưỡng phương án ứng phó với bão số 3, trong đó, bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Cấp ủy, chính quyền xã phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện nghiêm yêu cầu và để xảy ra thiệt hại về người, tài sản". Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3, sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ.

Bà Võ Thị Quế Hương, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Huế cho biết, liên quan đến việc triển khai dự án (DA) tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đoạn tuyến đi qua địa bàn TP Huế có chiều dài khoảng 95,1km, trải dài qua 12 xã, phường, với tổng diện tích bị ảnh hưởng lên tới 825 ha. Trong đó, hơn 8.100 hộ dân chịu tác động trực tiếp từ công tác giải phóng mặt bằng. Khoảng 900 hộ trong số này sẽ phải di dời và bố trí vào khu tái định cư (TĐC) và khoảng 6.850 lăng mộ phải di dời.

Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, CSGT huy động 14 tàu, xuồng và hơn 200 CBCS phối hợp với các lực lượng và ngư dân chia thành 28 mũi để triển khai ngay các biện pháp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đưa người bị thương vào cấp cứu tại các bệnh viện, bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Vĩnh Ô từng là điểm nóng về "vàng tặc" suốt nhiều năm. Cơn khát vàng không chỉ xới tung từng triền núi, lòng suối, mà còn làm rạn vỡ niềm tin và cướp đi sự bình yên của người dân miền sơn cước. Những lán trại mọc sâu trong rừng. Những đường hầm, giếng đất khoan cắm thẳng vào lòng núi. Những bóng người lạ mặt từ khắp nơi kéo đến, ăn ở hàng tháng, hàng năm giữa đại ngàn, sống lầm lũi như những chiếc bóng bên các mạch suối đầu nguồn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.