Không nên thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KNSD Tối cao, vì sao?

18:45 21/05/2020
Nhiều đại biểu nêu quan điểm không nên thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao vì sẽ phát sinh bộ máy, kinh phí, xung đột với chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát.


Chiều 21/5, Quốc hội thảo luận về Luật Giám định tư pháp (sửa đổi). Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm đó là sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 12. 

Cụ thể, ngoài 3 tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự theo Luật Giám định tư pháp hiện  là Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thì dự án Luật lần này đưa thêm một tổ chức giám định là Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (KSND).

Xung đột với chức năng, nhiệm vụ của Luật Tổ chức Viện KSND

Góp ý về dự án Luật Giám định tư pháp sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Đắc Lắc bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy định bổ sung tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc Viện KSND Tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử vì cho rằng đây là lĩnh vực kỹ thuật chuyên biệt, đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao và kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, quá trình đào tạo một giám định viên kỹ thuật hình sự công lập đòi hỏi rất chuyên sâu.

Đại biểu Giàng Thị Bình

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho biết, tại báo cáo về tổng kết Luật Giám định Tư pháp năm 2012, không thấy nêu về khó khăn, vướng mắc của Viện KSND trong việc trưng cầu các chuyên ngành giám định về âm thanh, giám định hình ảnh. “Theo đó, tôi thấy rằng trong quá trình soạn thảo, thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật, Chính phủ cũng không trình về nội dung đề xuất thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Viện KSND Tối cao. Sau này, mới báo cáo bổ sung trình Quốc hội đề nghị thành lập phòng này. Tôi hiểu rằng việc bổ sung này chưa phải là yêu cầu cấp thiết” – đại biểu Nguyễn Thị Xuân nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân

Đại biểu dẫn quy định của Luật Tổ chức Viện KSND thì Viện KSND là cơ quan chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và khẳng định trong Luật Tổ chức Viện KSND cũng không quy định về chức năng, nhiệm vụ giám định tư pháp. “Thế thì câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta quy định về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Giám định tư pháp thì có xung đột với quy định của Luật Tổ chức Viện KSND hay không? Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát vừa thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp lại vừa trực tiếp thực hiện giám định, liệu có đảm bảo sự khách quan, công minh trong giám định hay không?” đại biểu Nguyễn Thị Xuân đặt câu hỏi.

Đồng quan điểm với đại biểu Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Giàng Thị Bình, Lào Cai đề nghị giữ nguyên điều 12 của Luật Giám định tư pháp hiện nay, không bổ sung quy định Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao.

“Trên thực tế, theo tôi nghiên cứu thì các tổ chức giám định công lập hiện nay đáp ứng tốt các yêu cầu giám định tư pháp” – đại biểu nêu quan điểm và viện dẫn Luật Tổ chức Viện KSND quy định Viện KSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động của nền tư pháp không có chức năng, nhiệm vụ giám định tư pháp. “Nếu quy định chức năng giám định tư pháp cho Viện Kiểm sát thì Cơ quan nào sẽ giám sát hoạt động giám định tư pháp của Viện KSND Tối cao? Ngoài ra, nếu thành lập phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao thì không chỉ phát sinh tổ chức, bộ máy, kinh phí đầu tư trang thiết bị mà còn phát sinh kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nếu không sẽ không thực hiện được chức  năng này. Vì vậy, nếu quy định thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao thì chúng ta phải sửa cả Luật Tổ chức Viện KSND mới phù hợp” – đại biểu Giàng Thị Bình nhấn mạnh.

Đại biểu Giàng Thị Bình cũng cho rằng, việc bổ sung quy định thành lập phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao chưa phù hợp với Nghị quyết 39, Nghị quyết 18 của Trung ương. “Để giải quyết khó khăn về công tác giám định hình sự, tôi đề nghị chính phủ đầu tư về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức giám định hiện có của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và không thành lập tổ chức giám định công lập mới tại Viện KSND Tối cao” – đại biểu Giàng Thị Bình nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng

Đại biểu Mai Khanh, Ninh Bình nêu 4 ký kiến góp ý dự thảo, trong đó tán thành một số đại biểu và phương án 2 trong báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đó là không nên thành lập phòng Giám định tư pháp nằm trong Viện KSND Tối cao. “Chức năng, nhiệm vụ của Viện KSND Tối cao khác với chức năng nhiệm vụ của CQĐT của Bộ Công an và CQĐT của Bộ Quốc phòng vì Viện KSND phải thực hiện quyền công tố. Hoạt động giám định tư pháp không phải là hoạt động điều tra mà chỉ bổ trợ cho hoạt động điều tra.

Đại biểu Mai Khanh cũng cho biết, theo quy định của pháp luật thì Viện Kiểm sát là cơ quan công tố, trong các kết luận giám định thì có rất nhiều cái là tài liệu rất quan trọng quyết định truy tố hay không truy tố. Rõ ràng, nếu sử dụng kết luận giám định do chính “anh” sản xuất ra để truy tố hay không truy tố thì sẽ ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án.

Không quá tải giám định âm thanh, hình ảnh

Không đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Mai Bộ, An Giang cho rằng, cần thành lập phòng Giám định tư pháp thuộc Viện KSND Tối cao tránh bị quá tải, oan sai

Tranh luận với đại biểu Nguyễn Mai Bộ, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Bình Dương cho rằng nếu cho rằng nếu vì lý do quá tải  mà thành lập thêm phòng giám định thuộc Viện KSND Tối cao thì không phù hợp. “Tại  sao không thành lập thêm tổ chức giám định tại Công an các địa phương?” – đại biểu đặt vấn đề.

Về ý kiến cho rằng thời gian giám định âm thanh, hình ảnh có thể 2 tháng, 3 tháng, 5 tháng mới có kết luận trong khi thời hạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm ngắn, chặt chẽ nên ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tin báo tố giác tội phạm, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng khẳng định  “Tôi cho rằng nói thế là không thoả đáng vì thời gian, lý do kéo dài thời gian do nhiều nguyên nhân. Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, giải quyết tin báo tố giác tội phạm không chỉ phụ thuộc duy nhất vào kết quả giám định này”.

Phản biện ý kiến của đại biểu Nguyễn Mai Bộ, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An cho rằng, nếu để chống oan sai thì nên thành lập Cơ quan giám định thuộc TAND Tối cao, vì Toà án mới là trung tâm của nền tư pháp, quyết định của Toà mới buộc được người đó có tội hay không có tội.

“Nếu chúng ta nói rằng do chống oan sai để thành lập cơ quan giám định thuộc Viện KSND Tối cao độc lập với cơ quan Công an, Quân đội là không phù hợp” – đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận.

Vấn đề thứ 2, theo đại biểu Nguyễn Hữu Cầu là từ trước đến VKS chưa có phòng Kỹ thuật hình sự, vậy Viện Kiểm sát đã có bao nhiêu yêu cầu về giám định mà cơ quan giám định không đáp ứng yêu cầu?. Trên thực tế rõ ràng là không có, không thuyết phục.

Đại biểu Mai Khanh

Đại biểu cũng dẫn chứng báo cáo của Báo cáo của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an thì trong 8 năm từ năm 2012 đến nay, chỉ có 60 vụ việc giám định về âm thanh, tiếng nói. Trung bình mỗi năm chỉ có 8 vụ giám định thôi, nên không có việc để làm.

“Cho nên, tôi phát biểu với quan điểm thống nhất thực hiện nghiêm theo  chỉ đạo của Đảng tại các Nghị quyết về tinh gọn bộ máy, tổ chức, không thành lập các cơ quan mới nếu không thực sự xuất phát từ yêu cầu xuất phát thực tiễn” – đại biểu Nguyễn Hữu Cầu kiến nghị.

Về vấn đề ghi âm ghi hình có nhiều lên nên Viện KSND Tối cao phải giám định, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, nói như vậy không có cơ sở thực tiễn vì hiện nay,  nền tư pháp ngày càng phát triển thì vấn đề oan sai  ngày càng giảm đi chứ không phải chúng ta ghi âm, ghi hình là phát hiện ra nhiều oan sai.

“Nếu cho thành lập, liệu Viện KSND các tỉnh có đòi thành lập các phòng giám định không? Nếu cứ đặt vấn đề thế này thì Viện Kiểm sát có thành lập các Trại  tạm giam phục vụ cho hoạt động điều tra của Viện Kiểm sát hay không?” – đại biểu đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Đắc Lắc cũng khẳng định “Tôi thấy từ Luật Giám định tư pháp có hiệu lực từ năm 2012 đến nay, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã tiếp nhận 42 vụ trưng cầu giám định âm thanh, 18 vụ trưng cầu giám định  số điện tử. Chúng tôi thấy đã đáp ứng được yêu cầu giám định, đặc biệt là sự kịp thời”.

Phát sinh bộ máy, kinh phí

Đại biểu  dẫn quan điểm trong các Nghị quyết của Trung ương về tinh giản  biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và cho rằng việc bổ sung quy định Phòng  Giám định tư pháp công lập thuộc Viện KSND Tối cao không phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng. “Chắc chắn, khi thành lập phòng Giám định tư pháp này, sẽ phát sinh biên chế, kinh phí đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội nghũ giám định viên. Tôi cũng băn khoăn về dự thảo Luật quy định Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc viện KSND tối cao, thì sau này, liệu tổ chức này có phình ra ở cấp phòng giám định tư pháp thuộc cấp huyện, cấp tỉnh hay không. Vì nếu như vậy thì tổ chức sẽ phình ra” – đại biểu Nguyễn Thị Xuân nêu quan điểm.

Cũng cho rằng, nếu thành lập Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao sẽ phát sinh bộ máy, đại biểu Giàng Thị Bình cho biết,  nếu thành lập phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao thì không chỉ phát sinh tổ chức, bộ máy, kinh phí đầu tư trang thiết bị mà còn phát sinh kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nếu không sẽ không thực hiện được chức  năng này. Vì vậy, nếu quy định thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao thì chúng ta phải sửa cả Luật Tổ chức Viện KSND mới phù hợp.

Đại biểu Bình cũng cho rằng, việc bổ sung quy định thành lập phòng Giám định Kỹ thuật hình sự thuộc Viện KSND Tối cao chưa phù hợp với Nghị quyết 39, Nghị quyết 18. Để giải quyết khó khăn về công tác giám định hình sự, tôi đề nghị chính phủ đầu tư về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật cho các tổ chức giám định hiện có của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và không thành lập tổ chức giám định công lập mới tại Viện KSND Tối cao.

Đại biểu Mai Khanh cũng cho rằng, hoạt động giám định tư pháp là hoạt động thuần tuý về chuyên môn, nếu vì quá tải thì nên đầu tư cơ sở vật chất, con người cho cơ quan giám định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng chứ không nên bổ sung cơ quan giám định cho Viện KSND Tối cao chứ không nên thành lập phòng Kỹ thuật hình sự vì sẽ phát sinh bộ máy.

                                                      

Phương Thuỷ

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文