TS Mai Văn Khiêm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu:

Thời tiết cực đoan: Không thể chỉ đổ lỗi cho 'ông trời'

08:38 20/09/2015
Trận giông lốc chưa từng có trong lịch sử ở Hà Nội, mưa lũ lớn nhất trong vòng 55 năm ở Quảng Ninh, gần đây nhất là trận mưa lớn ngày 15/9 khiến toàn TP HCM hỗn loạn vì ngập sâu trong nước… Hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện trong thời gian qua cho thấy biến đổi khí hậu (BĐKH) đang có những tác động tiêu cực đến đời sống con người.

PV Báo CAND có cuộc trò chuyện với TS Mai Văn Khiêm – Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu:

PV: Chỉ cách đây vài ngày, trận mưa lớn kết hợp triều cường đã khiến TP Hồ Chí Minh ngập sâu, giao thông bị tê liệt…Từ đầu năm tới nay đã liên tiếp xuất hiện những trận mưa lớn với cường độ chưa từng có. Điều gì đang xảy ra vậy, thưa ông? Đó có phải là biểu hiện của BĐKH?

TS Mai Văn Khiêm: BĐKH mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Theo báo cáo của Ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển tăng nhanh trong vòng 100 năm qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua (1958 – 2007), nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 – 0,7ºC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. BĐKH thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt.

Từ đầu năm 2015 đến nay, chúng ta đã phải đối mặt với các hiện tượng cực đoan khác nhau: hạn hán ở miền Trung và Nam Bộ, nắng nóng ở Trung Bộ và Bắc Bộ, mưa lũ lịch sử ở Quảng Ninh... Những năm gần đây, xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ rất thấp. Hiện tượng băng tuyết xuất hiện với tần suất nhiều hơn ở các vùng núi cao phía Bắc như Sa Pa, Mẫu Sơn... Nhiều nước trên thế giới cũng phải chịu đựng các đợt thiên tai lũ lụt lớn trong thời gian vừa qua như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Australia… Các nghiên cứu cũng khẳng định, BĐKH không còn là dự báo mà đang có những tác động mạnh mẽ và rõ rệt đến đời sống cơn người, trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

PV: BĐKH và hệ quả là sự gia tăng các hiện tượng cực đoan có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội?

TS Mai Văn Khiêm: Tính "thất thường" của thời tiết, đặc biệt là diễn biến của hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan có những tác động mạnh mẽ đến việc lập kế hoạch sản xuất và gây ra những thiệt hại nặng nề cho đời sống xã hội. Các hiện tượng cực đoan có thể tác động độc lập hoặc tương tác với nhau, có thể cường hoá lẫn nhau, làm tăng mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội. Trong hơn 30 năm qua tại Việt Nam, bình quân mỗi năm, thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế vào khoảng 1,5% GDP, cao hơn so với với các nước có thu nhập trung bình và khoảng 0,3 % GDP đối với các nước có thu nhập thấp.

TS Mai Văn Khiêm.

PV: Việt Nam đã triển khai nhiều dự án về thích ứng, giảm nhẹ tác động của BĐKH. Những dự án đó có phát huy hiệu quả không, thưa ông?

TS Mai Văn Khiêm: Để hạn chế ảnh hưởng của BĐKH trên toàn cầu cũng như giảm thiểu thiệt hại cho chính mình, Việt Nam hiện đang đi tiên phong trong việc ứng phó với BĐKH và đang thực hiện nhiều sáng kiến, chính sách, hành động thiết thực với sự hỗ trợ, hợp tác của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Các chương trình, dự án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Xây dựng, cập nhật và công bố kịch bản BĐKH, nước biển dâng; nhận thức về BĐKH của các ngành, các cấp, tổ chức và người dân đã có bước chuyển biến tích cực; thể chế, chính sách, bộ máy tổ chức về BĐKH bước đầu được thiết lập; nhiều hoat động thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện… Một số mô hình thích ứng với BĐKH được triển khai thí điểm Quảng Nam và Bến Tre đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà đa năng tránh bão lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường giao thông; nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt… đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Nhà nước cũng đã đầu tư xây dựng 226 trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh BĐKH.

PV: Theo ông, cần có giải pháp gì để giảm thiểu tác động của các hiện tượng cực đoan trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam?

TS Mai Văn Khiêm: Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, những hiện tượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra thường xuyên hơn. Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, vấn đề quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH cần được phối hợp tốt hơn ở tất cả các cấp và chúng phải được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển KT-XH của từng ngành và địa phương. Một trong những bài học quan trọng là cần khuyến khích sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho người dân thông qua các hình thức giáo dục và truyền thông hiệu quả, chỉ rõ mối liên hệ giữa BĐKH và các cực đoan khí hậu, rủi ro thiên tai.

PV: Ngoài yếu tố BĐKH, ông có nghĩ, những hiện tượng thời tiết cực đoan thời gian qua còn có lỗi của chính con người?

TS Mai Văn Khiêm: Đúng vậy. Không thể chỉ đổ lỗi cho “ông trời”. Sự xuất hiện của các hiện tượng thiên tai là bất khả kháng. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội nếu có các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả, ví dụ tăng diện tích che phủ rừng, tránh chặt phá rừng bừa bãi, lồng ghép vấn đề BĐKH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm hạn chế tối đa tác động không mong muốn của thời tiết và khí hậu. Bên cạnh đó, luôn phải thường xuyên theo dõi những thông tin cảnh báo thời tiết, chuẩn bị sẵn sàng những kế hoạch phòng chống thiên tai để có biện pháp ứng phó khi xảy ra.

PV: Xin cảm ơn ông.

Khánh Vy (thực hiện)

Liên quan vụ sạt lở đất đá tại một cung đoạn ở đèo Khánh Lê trên tuyến đường quốc lộ 27C nối Nha Trang (Khánh Hòa) với Đà Lạt (Lâm Đồng) như Báo CAND đã thông tin, đến 17h30' chiều nay 15/12, công tác khắc phục hậu quả vẫn còn đang được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn.

Nói đến đặc công nước là nhắc đến một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đã đi vào huyền thoại với lối đánh thủy chiến truyền thống và độc đáo. Để trở thành những chiến sĩ đặc công nước “đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, CBCS Lữ đoàn Đặc công nước 5 luôn phải đối mặt với hiểm nguy.

Trong xã hội hiện đại, “deadline” không chỉ là một cụm từ quen thuộc mà còn trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người trẻ. Không ít người đã bị cuốn vào guồng quay của công việc, chạy đua với thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, đến mức kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí có người phải nhập viện. Khoa học gọi đây là hội chứng “burn out” (cháy sạch). Đây là một thực trạng đáng báo động, phản ánh mặt trái của lối sống và làm việc quá tải mà người trẻ đang đối mặt.

Ngày 15/12, Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng quốc tịch Lào, thu giữ 18.000 viên ma túy tổng hợp sau 2 ngày đầu ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Những hạn chế, vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là vấn đề đã khiến nghị trường Quốc hội “nóng” lên tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV vừa qua. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về "Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội".

Đảng ủy, Ban Biên tập cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, phóng viên, nhân viên Báo CAND xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới đồng chí Đặng Thị Huyền cùng gia đình. 

Ngày 15/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Cố ý gây thương tích” đối với Võ Duy Khang (SN 2005, trú ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, SN 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Sông Hinh (Phú Yên) ngày 15/12 cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam về tội danh “Đe dọa giết người” đối với  Nguyễn Duy Tân (SN 1994, trú khu phố Bắc Lý, thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文