Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước giai đoạn 2012-2016

11:52 07/03/2021
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 315/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.


Thanh tra Chính phủ đã thanh tra tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), UBND 6 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Dương và chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm cùng vi phạm.

Chưa quan tâm đúng mức đến quyền, lợi ích người lao động

Theo kết luận thanh tra, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm. 

Đối với Bộ LĐ-TB&XH, trong giai đoạn 2013-2018, Bộ không báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi không xây dựng được chiến lược, kế hoạch về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 

Chậm kiến nghị sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này, ban hành một số văn bản hành chính, thủ tục hành chính không đúng quy phạm pháp luật. Bộ chưa thực sự quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;  không báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để có biện pháp đàm phán với nước ngoài để giảm chi phí cho người lao động; trong thời gian dài không quản lý, kiểm soát được mức thu phí, tiền môi giới của doanh nghiệp. 

Dẫn đến người lao động (thực chất là lao động nghèo khó) phải chi trả số tiền lớn mà chính sách của nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động không phải chi trả (như Đài Loan, Nhật Bản). 

Quy định mức phí, phí đào tạo tại thị trường Nhật Bản chưa phù hợp với chính sách và thỏa thuận đã ký với Nhật Bản, không đúng với tình hình thực tế, gây ảnh hưởng đến người lao động, là nguyên nhân khiến lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài.

Bộ chưa chấn chỉnh công tác điều hành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, chậm kiện toàn bộ máy. Thanh tra Bộ không xử phạt hết hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp với số tiền gần 9 tỉ đồng. 

Đối với Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), kết luận thanh tra nêu rõ, Cục không quản lý, kiểm soát được doanh nghiệp trong việc thu phí thị trường Nhật Bản, dẫn đến trong thời gian dài người lao động phải chi trả mức phí cao (7.000- 8.000 USD/lao động). Tham mưu ban hành văn bản quy định mức thu phí và phí đào tạo tại thị trường Nhật Bản không đúng với thỏa thuận đã ký và chính sách của Nhật Bản.

Cục QLLĐNN không tổ chức thực hiện việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số; không tham mưu Bộ LĐ-TB&XH báo cáo Thủ tướng Chính phủ tổng kết hằng năm về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp phép hoạt động không hiệu quả, không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài. 

Cục phát hiện nhiều doanh nghiệp không làm thủ tục cấp đổi giấy phép nhưng buông lỏng, không có phương án xử lý, không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015. Tham mưu và ban hành văn bản đồng ý cho 13 thực tập đi Nhật Bản khi chưa ký Bản ghi nhớ hợp tác để triển khai chương trình…

Tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm

Theo kết luận thanh tra, với trách nhiệm chung trong công tác quản lý nhà nước, Bộ LĐ-TB&XH chịu trách nhiệm trước những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Đồng thời tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với các đơn vị, cá nhân. 

Cụ thể, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với Cục trưởng Cục QLLĐNN giai đoạn 2012-2016 trong việc tham mưu ban hành và ban hành các văn bản không đúng quy định; không ban hành 22 kết luận thanh tra năm 2015. 

Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm với Cục trưởng Cục QLLĐNN từng thời kỳ từ năm 2000 đến thời điểm thanh tra trong việc không tham mưu Bộ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề tiền môi giới Đài Loan, Nhật Bản; không xây dựng chiến lược dài hạn, chậm kiến nghị sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài... 

Ngoài ra, kiểm điểm trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH qua các thời kỳ năm 2013-2018 trong việc tham mưu Bộ ban hành quy định chức năng nhiệm vụ của thanh tra Bộ không đầy đủ nội dung theo quy định. Xử lý trách nhiệm Chánh thanh tra Bộ thời kỳ 2015-2018 do không xử phạt hết lỗi vi phạm hành chính của doanh nghiệp.

Trước kết luận của Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. Bộ LĐ-TB&XH và UBND các tỉnh thanh tra tổ chức thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nguyễn Hương

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文