Kiến nghị tính lại đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

16:36 11/06/2020
Theo dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác thì sẽ giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người.


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 11/6, các đại biểu Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại tổ về nội dung này.

Giảm 30% thuế thu nhập nếu doanh nghiệp có tổng thu dưới 50 tỷ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày dự thảo Nghị quyết nêu rõ, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người. Nếu đề xuất này được áp dụng sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 15.840 tỷ đồng và nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả doanh nghiệp có quy mô vừa có thể làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 22.440 tỷ đồng.

Các đại biểu thảo luận ở tổ

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban nhất trí về sự cần thiết ban hành chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như Tờ trình của Chính phủ nhằm hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế bị tác động tiêu cực của dịch COVID-19; đồng thời cụ thể hóa một phần các Điều 10, Điều 16 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã được Quốc hội thông qua.

Việc quy định giảm 30% cho các đối tượng này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tăng cường nguồn lực để phát triển. Đồng thời, việc hạn chế đối tượng theo doanh thu và người lao động như dự thảo Nghị quyết cũng không gây áp lực quá lớn lên thu ngân sách Nhà nước trong năm 2020.

Không nên cào bằng

Thảo luận tại tổ, các đại biểu cho rằng, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng chung cho tất cả đối tượng mà chưa phân loại rõ các tiêu chí về doanh thu, lao động và thiệt hại thực tế, dẫn đến tình trạng cào bằng. Một số đối tượng có doanh thu và lợi nhuận tăng cao trong giai đoạn dịch bệnh lại được hưởng chính sách giảm thuế này là chưa hợp lý, trong khi mục tiêu của việc ban hành Nghị quyết này là hướng tới nhóm đối tượng thực sự gặp khó khăn cần hỗ trợ trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh. Do đó, một số đại biểu đề nghị làm rõ những đối tượng được hưởng và thời hạn áp dụng cho năm tính thuế của năm 2020. Đồng thời khi xác định tiêu chí để các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi giảm thuế thì ngoài những tiêu chí về doanh thu, tiêu chí về số lao động cũng cần phải quy định cả thêm tiêu chí, đó là: doanh thu năm 2020 bị sụt giảm so với năm trước liền kề. Điều đó mới thể hiện được đúng là doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh. Nhiều ý kiến băn khoăn về áp dụng tiêu chí xác định là doanh thu kết hợp với tiêu chí về lao động để thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các đối tượng này.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, chỉ giảm thuế cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ đồng, có dưới 100 lao động là chưa hợp lý. Theo đại biểu, doanh nghiệp có doanh thu dưới 50 tỷ đồng mà số lao động trên 100 người, ví dụ như có 200 lao động sẽ khó khăn hơn rất nhiều. “Họ đang rất vất vả để giữ chân người lao động mà không được giảm thuế này thì rất tiếc”, đại biểu chỉ rõ.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân liệt kê lại nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19 đã được ban hành như: cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi, giảm phí; gia hạn thời gian nộp thuế tiền sử dụng đất; hỗ trợ an sinh xã hội…Tuy nhiên, công tác triển khai và hướng dẫn gây khó khăn cho đối tượng thụ hưởng. Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường công tác hậu kiểm, rà soát lại để các chính sách sớm đi vào cuộc sống.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nhận định, cần có sự cân nhắc, tính toán để đưa ra các cơ chế, chính sách đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Theo đại biểu, trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, chỉ có 3% còn lại là doanh nghiệp lớn. “Doanh nghiệp có 100 lao động đã được giảm thuế 30%, trong khi các doanh nghiệp lớn sử dụng tới 200.000 – 300.000 lao động lại không được miễn giảm gì liệu có công bằng? Các doanh nghiệp lớn liệu có băn khoăn mình không được Đảng, Nhà nước quan tâm, mặc dù sử dụng nhiều lao động, đóng góp lớn cho ngân sách”, đại biểu nêu vấn đề.

Xác định đúng, trúng đối tượng giảm thuế

Nhiều ý kiến cho rằng, cần xác định đúng và trúng đối tượng được giảm thuế. Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nêu quan điểm, theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, nước ta có khoảng 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong cơ cấu doanh nghiệp của Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm hơn 93% và doanh nghiệp có quy mô vừa chiếm gần 4%. Từ thực tế này, đại biểu Nguyễn Văn Thân đề nghị, cần xác định rõ tiêu chí doanh nghiệp quy mô nhỏ được giảm thuế, bởi thực tế nhiều doanh nghiệp mặc dù có quy mô nhỏ nhưng doanh thu cao; trong khi nhiều doanh nghiệp lớn cũng lao đao dưới tác động của dịch bệnh nhưng lại không được hỗ trợ giảm thuế. 

Có cùng quan điểm trên, Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, không phải doanh nghiệp nào cũng gặp khó khăn mà có những doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt. Đại biểu nêu ví dụ ở tỉnh Cà Mau, các doanh nghiệp kinh doanh về gạo và mì gói đều đắt khách, có bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu. Trong khi đó, ngành chế biến thủy, hải sản gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đã dùng hết nguồn vốn để đầu tư các kho lạnh và hiện đang rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước. 

Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Quốc Hận kiến nghị, cần tính toán lại nhằm bảo đảm chính sách áp dụng đúng đối tượng nào cần miễn giảm thì miễn giảm, đối tượng nào không bị ảnh hưởng nhiều thì nên tiết giảm để dành nguồn lực cho việc khác.

 


Thu Thuỷ

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文