Kiến nghị xử lý tài chính hơn 260 tỷ đồng với dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao

08:14 28/02/2017
Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án xây dựng trụ sở mới Bộ Ngoại giao (Đợt 6) – công trình cấp đặc biệt với vốn đầu tư giai đoạn 1 lên tới hơn 4.000 tỷ đồng, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 260,6 tỷ đồng và nhiều nội dung sai phạm khác.

Việc kiểm toán được tiến hành với nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án từ 31-5-2014 đến 30-6-2016; giá trị khối lượng các hạng mục xây lắp và thiết bị lắp đặt hoàn thành được nghiệm thu và lập hồ sơ thanh, quyết toán; kiểm toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài, tư vấn giám sát, chi phí ban quản lý dự án.

Đây là dự án thuộc nhóm A, công trình cấp đặc biệt, gồm 3 đơn nguyên. Công trình chính có quy mô 14 tầng nổi, cao 78,9m và 1 tầng hầm, diện tích xây dựng 16,282m², tổng diện tích sàn là 126.282m² (không kể diện tích ngoài trời như khu vực để xe, thảm cỏ, khu thể thao giải trí và đường giao thông nội bộ). Có sân đỗ trực thăng. Công trình được xây dựng tại xã Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội).

Theo kết luận kiểm toán, dự án được phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư là 3.484 tỷ đồng. Quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân như biến động giá cả, vật tư, vật liệu xây dựng, tiền lương nhân công, tỷ giá... Bộ Ngoại giao đã điều chỉnh tổng mức đầu tư giai đoạn 1 năm 2014 lên 4.022 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên cơ sở tổng mức đầu tư điều chỉnh, Ban quản lý đã phê duyệt dự toán các gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 5.952 tỷ đồng, dẫn đến đã ký các hợp đồng với tổng giá trị gần 4.689 tỷ đồng, vượt tổng mức đầu tư.

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính hơn 260,6 tỷ đồng, trong đó giảm trừ thanh toán hơn 40,6 tỷ đồng; xử lý khác, chưa đủ điều kiện quyết toán gần 220 tỷ đồng.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị Ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu để đảm bảo dự án được đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ; báo cáo Bộ Ngoại giao có hướng xử lý dứt điểm đối với các vật tư, thiết bị, khối lượng xây lắp vượt tổng mức đầu tư.

Vũ Hân

Trước tình hình mưa bão diễn biến phức tạp, để đảm bảo ANTT và tích cực hỗ trợ giúp đỡ người dân phòng chống, ứng phó với cơn bão số 3, các đơn vị Công an từ tỉnh Ninh Bình đến cơ sở đã chủ động xây dựng các phương án phòng chống lụt bão, tăng cường bám địa bàn, nắm tình hình diễn biến mưa bão để có biện pháp ứng phó khi mưa bão xảy ra.

Bão Wipha đổ bộ 2 lần liên tiếp vào các khu vực miền Nam Trung Quốc mang theo mưa lớn và gió gật mạnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân địa phương, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Đông, với một loạt cảnh báo về lũ quét và lở đất được đưa ra. 

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), ngày 21/7, Cục Công tác chính trị (Bộ Công an) đã phối hợp cùng Công an tỉnh Tây Ninh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chính quyền địa phương cùng các nhà hảo tâm tổ chức chương trình “Bữa cơm tri ân – Con về bên Mẹ”.

Liên quan đến vụ việc tàu câu mực bị sóng đánh chìm khi đang chở 30 khách du lịch đi câu mực ngoài khơi biển Thiên Cầm, ngành chức năng xác nhận hoạt động này là tự phát, chủ tàu không đăng ký với chính quyền cũng như cơ quan chức năng trước giờ ra khơi.

Trong thời gian trốn truy nã, Phạm Văn Thảo (SN 1991, HKTT tại xã Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, nay là Ấp Hai Tốt, xã Tây Yên, tỉnh An Giang), đối tượng có 3 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” đã sử dụng giấy chứng minh CAND giả mang tên Lê Nhật Phong, giả mạo là cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.