Ký ức thiêng liêng nữ đại biểu Quốc hội Khóa I

08:23 04/01/2016
Tròn 70 năm kể từ ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6-1-1946 - 6-1-2016), đất nước trải qua các chặng đường lịch sử với bao đổi thay nhưng trong ký ức nữ đại biểu Quốc hội khóa I Ngô Thị Huệ nay đã 98 tuổi, sự kiện trọng đại ấy vẫn rất gần gũi và vẹn nguyên giá trị.

Trong Hồi ức “Tiếng sóng bủa ghềnh” của mình, bà Ngô Thị Huệ, đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của Quốc hội chia sẻ: “Giữa lúc hầu hết các tỉnh Nam bộ lần lượt bị giặc Pháp chiếm đóng và sắp tràn đến Bạc Liêu, Tỉnh ủy Bạc Liêu nhận được chủ trương tổ chức bầu Quốc hội vào ngày 6-1-1946. Dẫu gặp vô vàn khó khăn trong việc chuẩn bị và tiến hành bầu cử, Tỉnh ủy và chính quyền nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Trung ương, cử cán bộ về từng địa phương tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, xem như đó là một cuộc vận động nâng cao dân trí, tổ chức thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. 

Ủy ban Mặt trận Việt Minh giới thiệu đại diện đủ các giới, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, nhân sĩ trí thức tham gia ứng cử”. Lần đầu tiên có Quốc hội, vì thế mà những đại biểu Quốc hội đầu tiên đều cảm thấy rất bỡ ngỡ, lo lắng về nhiệm vụ sắp tới của mình. 

“Tôi cũng được Mặt trận giới thiệu ra ứng cử. Nay hai mươi bảy tuổi đời rồi liệu có gánh vác nổi trách nhiệm đại biểu Quốc hội không? Tôi lo sẽ không đủ sức. Trong những ngày đi tuyên truyền vận động cho tổng tuyển cử, tận mắt thấy tai nghe nỗi khổ của đồng bào, xúc động nhất là lần tôi xuống tận vùng đốt than Năm Căn, được tiếp xúc với hàng ngàn thợ lò trong bộ quần áo bằng bố tời, mặt mũi đen trùi trũi, chỉ còn nhìn thấy đôi mắt, chăm chú lắng nghe lần đầu tiên trong đời về cuộc bầu cử một Quốc hội để lập chính quyền kháng chiến giành độc lập và mưu cầu hạnh phúc cho dân. Tôi cảm ơn đồng bào cử tri biết bao khi nghe bà con bàn tán chọn bầu đại biểu” - bà Ngô Thị Huệ nhớ lại.

Cụ Ngô Thị Huệ (phải) trong lần bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XIII, năm 2011. Ảnh: Tùng Nguyên.

Khi cuộc tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra, ông Phan Minh Tánh (nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh) vừa đủ 17 tuổi và được tham gia bỏ phiếu bầu cử tại tỉnh Bạc Liêu. Ông cho biết: “Lúc đầu, những người dân như tôi đều chưa hiểu bầu cử Quốc hội là gì. Rồi sau đó được nghe phổ biến, chúng tôi dần hiểu rằng bầu cử là để tìm người đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền dân chủ. Đây là lần đầu tiên người dân được thực hiện quyền của mình, người dân đi bỏ phiếu vì độc lập - quyền thiêng liêng mà cả trăm năm cuộc đời chưa được nghe tới”.  

Mặc dù khi cả nước thực hiện cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội khóa I, ông Phạm Học Lâm (nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) mới 16 tuổi, chưa đủ điều kiện đi bỏ phiếu nhưng bản thân ông biết rất rõ về thời điểm năm ấy. Bởi, là người “có ăn, có học” và thành tích học tập tốt nên ông Phạm Học Lâm được phân công làm thư ký ở ban bầu cử xã Tân Duyệt, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Bạc Liêu. Nhớ lại không khí ngày tổng tuyển cử, ông Phạm Học Lâm cho biết, khi đó người dân rất phấn khởi và gần như 100% người dân háo hức kéo nhau đi bầu cử. 

Địa phương ông lúc đó là khu vực an toàn khu nên công tác bầu cử không gặp phải sự cản trở, chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, do vậy việc vận động người dân tham gia bầu cử cũng không gặp nhiều khó khăn. Chỉ cần tuyên truyền cho người dân hiểu được vai trò của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, họ rất đồng tình ủng hộ, hăng hái tham gia bầu cử. Ở tỉnh Bạc Liêu có khoảng 6 - 7 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I và 3 người có uy tín nhất được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội của tỉnh gồm thầy giáo Nguyễn Văn Đính, ông Cao Triều Phát (đại diện tôn giáo) và bà Ngô Thị Huệ (một cán bộ cách mạng).

Được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân, bà Ngô Thị Huệ (thường gọi bằng tên thân thương là cô Bảy Huệ) khi đó đã trở thành một trong ba đại biểu nữ thuộc đoàn đại biểu miền Nam của Quốc hội khóa I. Với bà đây là niềm vinh hạnh lớn lao. Trong hồi ức của mình, cô Bảy Huệ không quên không khí đi vận động, tuyên truyền bầu cử ngày ấy.

 “Trong tâm trí tôi lại khắc ghi thêm hình ảnh của những bà mẹ, người chị buôn thúng bán bưng, với những dòng chữ nguệch ngoạc đã viết tên Huệ trên những tấm lá chuối, giấy gói hàng chuyền tay cho nhau đọc, vận động bỏ phiếu cho tôi. Làm sao tôi có thể quên được” - cô Bảy Huệ nhớ lại. Xúc động và vinh hạnh là vậy, nhưng người đại biểu ấy chưa thể hình dung được con đường đi họp Quốc hội lại khó khăn, gian nan đầy thử thách đến vậy. 

Phải mất hơn sáu tháng ròng rã theo đường biển qua Thái Lan, Trung Quốc, đoàn đại biểu miền Nam mới ra được tới Hà Nội. Do vậy, được triệu tập cho kỳ họp đầu tiên, nhưng khi đoàn ra tới Hà Nội thì Quốc hội khóa I đã chuẩn bị bước vào kỳ họp thứ hai. Bà Ngô Thị Huệ vẫn nhớ như in: “Đến tháng 3-1946, chúng tôi được thông báo ra Thủ đô Hà Nội dự phiên họp Quốc hội đầu tiên. Lúc này quân và dân tỉnh nhà đã bước vào cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt. Không thể đi đường công khai mà phải mượn con đường biển, điểm tập kết để xuất phát là khu vực Vàm Ông Trang (Mũi Cà Mau). 

Chúng tôi được tổ chức đưa đi trên một chiếc thuyền đánh cá để qua Thái Lan an toàn, nơi có đông kiều bào yêu nước ra đón”. Tuy nhiên, dự định ban đầu của đoàn là từ Thái Lan đi qua Lào để về Hà Nội đã không thực hiện được vì quân Pháp đã đánh sang Lào. Tình hình không ổn định khiến đoàn bị kẹt ở Thái Lan trên dưới sáu tháng. Ai cũng rất nóng lòng để được về Thủ đô Hà Nội càng sớm càng tốt. Do vậy, đoàn phải chia ra nhiều nhóm nhỏ đi trên đường biển. 

“Nhờ sự giúp đỡ của tổ chức Việt kiều yêu nước, tôi đóng giả người Hoa để từ Băng Cốc (Thái Lan) qua đảo Hải Nam rồi lại đi tiếp qua Bắc Hải về Đông Hưng (Trung Quốc), nơi giáp ranh với Móng Cái (Quảng Ninh). Khi đặt chân lên mảnh đất thân yêu, ngước nhìn lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, nước mắt vui mừng cứ trào ra”, bà Ngô Thị Huệ bồi hồi nhớ lại.  Đến tháng 10-1946, các đại biểu miền Nam được triệu tập ra họp kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I mới tới Hà Nội và bước vào… kỳ họp thứ hai. Những gian nan vất vả trên hành trình thực hiện trách nhiệm của một đại biểu dân cử lần đầu tiên không ai biết trước.

Dù kéo dài cả nửa năm trời trên hành trình ấy, nhưng tấm lòng kiên định, nhiệt huyết của nữ đại biểu Ngô Thị Huệ cùng các đại biểu khác từ miền Nam vẫn dâng trào sục sôi, góp phần vào sự thành công của Quốc hội khóa I. Đã 70 năm trôi qua nhưng những ký ức về những ngày tháng có ý nghĩa lịch sử ấy vẫn chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí của những đại biểu Quốc hội năm xưa. Những người dân tin tưởng bỏ những lá phiếu bầu ra đại biểu đại diện nhân dân đã không khỏi xúc động khi được nghe kể về hành trình đầy gian khổ, thử thách mà các đại biểu Quốc hội trải qua để thực hiện trách nhiệm, quyền công dân, quyền dân chủ của một dân tộc, một đất nước độc lập.

PV

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào khoảng 7h45 sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 1 thi thể trên sông.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文