Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam

08:09 04/04/2016
Vấn đề phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng kinh tế đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn 10 năm qua, đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư. Đây cũng là một nội dung quan trọng được đề cập trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Vấn đề này tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện các tổ chức quốc tế, các Đối tác phát triển tại Việt Nam tại Hội thảo quốc tế "Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam”. Hội thảo do Ban Kinh tế Trung ương, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam; Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung tổ chức sáng 3-4 tại Hà Nội.

Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ: Vấn đề kinh tế vùng và liên kết vùng đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII. Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI đều tiếp tục xác định rõ định hướng chiến lược phát triển vùng.

Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: “Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác. Có chính sách hỗ trợ phát triển các vùng còn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo; phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Toàn cảnh Hội thảo quốc tế “Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam”.

Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của trung ương và địa phương. Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng. Khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, hoặc đầu tư dàn trải, trùng lặp.

Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá”. Cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 2000 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành khá nhiều văn bản liên quan: phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy chế phối hợp, tổ điều phối vùng,… các chính sách đặc thù của vùng. Đặc biệt vấn đề vùng đã được chú trọng, lồng ghép vào các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

Đồng chí Vương Đình Huệ  nhấn mạnh: Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng, cũng còn nhiều hạn chế: Chúng ta chưa nhận thức đầy đủ phát triển kinh tế vùng như một quy luật tự thân của kinh tế thị trường theo không gian kinh tế; là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Cách phân vùng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế để phát huy lợi thế so sánh từng vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng như hiện nay chưa thực sự là công cụ hữu hiệu trong định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút đầu tư, quản trị không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện vai trò ràng buộc liên kết nội vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, có tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa thực sự vượt trội…

Phát triển kinh tế vùng gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường

Bày tỏ ủng hộ vấn đề thúc đẩy điều phối vùng tại Việt Nam, Ngài Carl Georg Christian Berger, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tin rằng: điều phối vùng đủ mạnh sẽ mang tiềm năng to lớn trong việc giải quyết các vấn đề nằm ngoài tầm ảnh hưởng của các địa phương; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.

Nhấn mạnh điều phối vùng mang lại lợi ích việc phát triển kinh tế vùng gắn với bảo vệ môi trường, Đại sứ cho rằng cần coi quá trình liên kết vùng như một cơ hội. Đây cũng là cơ hội cho các tỉnh và vùng cùng nhau phối hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: Sự tăng trưởng của Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Vì vậy, việc điều phối vùng mạnh mẽ hơn để tối ưu hoá được các tiềm năng to lớn của Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách.

Bà khẳng định: Ngân hàng Thế giới sẵn sàng phối hợp với các tổ chức quốc tế và Chính phủ Việt Nam để triển khai hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát triển vùng và điều phối vùng ở Việt Nam.

Nhân dịp này, các Đối tác phát triển tại Việt Nam đã có tuyên bố ủng hộ sáng kiến thúc đẩy điều phối vùng tại Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam khởi xướng. Các đối tác phát triển bày tỏ tin tưởng tăng cường điều phối vùng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển vùng nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

Tại hội thảo, các đại biểu nêu rõ nhiều vấn đề cấp bách cấp vùng hiện nay nổi lên mà từng địa phương không thể giải quyết được một cách hiệu quả như: biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; khô hạn và quản lý nguồn nước ở Tây Nguyên; quản lý rừng và sinh thái vùng miền núi phía Bắc; phát triển hạ tầng, quản lý ô nhiễm và đầu tư ở các vùng kinh tế trọng điểm; phát triển vùng phía tây Miền Trung; phát triển các vùng ven biển hải đảo, bãi ngang.

Trên cơ sở đó, các đại biểu đã tập trao đổi, thảo luận nhấn mạnh: quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng cần được xác định như: một bộ phận của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; là cách thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế “khép kín” của địa phương và khai thác tối đa nguồn lực của xã hội.

Hương Thuỷ

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018 với 4 môn thi. Trong đó, Ngữ văn và Toán là môn thi bắt buộc; 2 môn lựa chọn nằm trong các môn học được đánh giá bằng điểm số của chương trình lớp 12. Việc tăng gấp đôi mã đề các môn thi tự chọn, tổ chức đồng thời kỳ thi với 2 đề thi riêng cho 2 đối tượng thí sinh trên thực tế sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong khâu tổ chức thi. Do đó, các địa phương đề nghị Bộ GD&ĐT sớm có hướng dẫn chi tiết để tạo thuận lợi trong khâu chuẩn bị, góp phần hạn chế thấp nhất các nhầm lẫn, sai sót có thể xảy ra.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 16/4 cho biết rằng ông sẽ đóng cửa một văn phòng thuộc Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ chống thông tin sai lệch, cáo buộc văn phòng này lãng phí tiền thuế của người dân.

50 năm trôi qua kể từ ngày thống nhất đất nước, với nữ chiến sĩ Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định năm xưa Vũ Minh Nghĩa (bí danh Chính Nghĩa), hôm nay vẫn nguyên vẹn hồi ức về những ngày tháng lịch sử ấy. Bà là nữ chiến sĩ duy nhất trong 15 chiến sĩ Biệt động Sài Gòn làm nên trận đánh gây tiếng vang vào Dinh Độc Lập trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Và bà cũng là người cùng đoàn Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trong ngày 30/4/1975 sau khi chính quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng…

Chúng tôi rời Đông Hà - tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị vào một sáng tháng Tư, khi sương còn đọng trên mặt sông. Quốc lộ 9 đưa chúng tôi ngược lên phía Tây, qua Cam Lộ, Đakrông, những vùng đất mà con sông Thạch Hãn đi qua như máu chảy về tim. Chúng tôi đi tìm Non Mai, một ngọn núi không thấy tên trên bản đồ, không có địa chỉ hành chính rõ ràng, nhưng lại hiện lên rõ trong tâm tưởng người Quảng Trị - như cội nguồn của sông Thạch Hãn, như điểm tựa linh thiêng cho những khúc bi tráng bên bờ sông lửa.

Ngày 17/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm cho vay lãi nặng, bắt giữ 9 đối tượng liên quan và thu giữ nhiều súng, đạn. Núp bóng dưới vỏ bọc của cửa hàng cầm đồ, các đối tượng cho vay thông qua 2 hình thức gồm vay lãi ngày và bốc bát họ, thu lời hơn 1,2 tỷ đồng từ hoạt động cho vay.

Theo Thiếu tướng Peter Boysen - Tổng tư lệnh quân đội Đan Mạch, sáng kiến gửi quân nhân không vũ trang đến Ukraine của nước này nhằm tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn nghiên cứu phương thức tác chiến máy bay không người lái, được đưa ra theo lời mời của Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi.

Chỉ trong hơn một tháng, tại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong môi trường học đường với gần 100 học sinh bị ảnh hưởng. Những vụ việc xảy ra tại trường học khiến phụ huynh hoang mang, đặt ra yêu cầu cấp bách về việc siết chặt quản lý, giám sát an toàn thực phẩm trong nhà trường.

Thứ trưởng Lê Văn Tuyến yêu cầu Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) về đặc xá Bộ Công an khẩn trương tổng hợp hồ sơ, danh sách và nội dung tài liệu để phục vụ cuộc họp của Hội đồng tư vấn đặc xá (HĐTVĐX); tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách người được đề nghị đặc xá để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.