Lo ngại về tiến độ của các dự án giao thông trọng điểm

10:15 12/04/2020
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng-Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải về tiến độ thực hiện 48 công trình, dự án trọng điểm của ngành với tổng mức đầu tư 1.177,6 nghìn tỷ.

Tại đây, lãnh đạo Bộ GTVT cũng bày tỏ lo ngại về tiến độ các dự án này nếu các vướng mắc không sớm được xử lý kịp thời.

Điều đáng chú ý, trong số các dự án đường bộ thì chỉ có 1-2 dự án là đạt chỉ tiêu đề ra, còn lại đa phần đang chậm. Cụ thể, với Dự án đường Hồ Chí Minh-giai đoạn 2 (dự án gồm nhiều hợp phần nhỏ phạm vi trải dài trên toàn quốc, có thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2020): Đã hoàn thành 38/44 dự án thành phần với tổng chiều dài 869/1292km (67,3%). Còn lại có 2 dự án đang triển khai dài 134km; 4 dự án chưa triển khai dài 289km.

Với dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành, sản lượng cũng chỉ đạt khoảng 78,19% chậm 17,2%. Các gói vốn JICA chậm chủ yếu là do thiếu vốn thi công và GPMB (vốn vay nước ngoài JICA chưa được giao do vướng Nghị định số 71/2018/QH14 của Quốc hội; vốn đối ứng chưa được giao do vướng Nghị định 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công).

Đến nay, các khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết nên nguy cơ dự án không hoàn thành trong năm 2020 trước thời hạn kết thúc Hiệp định khu vào ngày 14-12-2020. Dự án Cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận,  tổng sản lượng toàn dự án cũng mới  đạt khoảng 2221 tỷ đồng (đạt 34,3%), chậm khoảng 25% so với tiến độ thi công tổng thể.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ do trước đây chậm ký kết và giải ngân vốn vay tín dụng, đến nay đã được tháo gỡ, các nhà thầu đã tập trung huy động máy móc triển khai thi công ở toàn bộ các gói thầu xây lắp chính để bù lại phần tiến độ bị chậm, dự kiến thông tuyến vào năm 2020.

Cùng với các dự án đường bộ, lãnh đạo Bộ GTVT cũng thừa nhận tiến độ các dự án đường sắt trọng điểm cũng không “khấm khá” hơn. Cụ thể, Dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên đến nay giá trị sản lượng mới đạt 71% do năm 2019 dự án không được bố trí vốn.

Dự án đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh tuyến số 2 Bến Thành-Tham Lương: Dự án có 9 gói thầu, trong đó gói thầu CP1 (xây dựng toà nhà Văn phòng, khu Depot) đang nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; các gói thầu còn lại đang triển khai công tác lựa chọn nhà thầu.

Đáng chú ý, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, dù đã quá thời hạn hoàn thành từ lâu song hiện Bộ GTVT vẫn đang chỉ đạo Ban QLDA đường sắt, Tổng thầu và các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý, căn chỉnh thay thế các thiết bị chưa đảm bảo yêu cầu so với thiết kế làm cơ sở để tiến hành nghiệm thu, bàn giao dự án.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội (tuyến số 3): Đến thời điểm hiện tại, tổng tiến độ dự án (phần trên cao) mới đạt trên 70,69% và dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Cuối cùng là  Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên-Ngọc Hồi). Hiện Bộ GTVT đang làm việc với Vụ Công nghiệp và Vụ Hợp tác quốc tế-Văn phòng Chính phủ để có văn bản trả lời về triển khai thực hiện dự án tuyến 1. Giai đoan 2 đang thực hiện công tác điều chỉnh dự án theo sự cho phép của Bộ GTVT. Tuy nhiên hiện đang tạm dừng do chờ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai dự án tuyến số 1 Ngọc Hồi-Yên Viên.

Trước những khó khăn, vướng mắc nói trên,  Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ xem xét giải quyết vướng mắc đối với từng dự án cụ thể được báo cáo chi tiết. Bên cạnh đó, do một số dự án công tác GPMB vẫn còn vướng mắc cục bộ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, cụ thể dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành; đường dẫn hầm Hải Vân (phía Đà Nẵng); Dự án Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn, một số dự án đường Hồ Chí Minh (đoạn Hoà Liên-Tuý Loan, Lộ Té-Rạch Sỏi…).

Đặc biệt là đối với công tác GPMB 8 dự án PPP cao tốc Bắc Nam phía Đông để đảm bảo mặt bằng sạch bàn giao cho dự án để triển khai thực hiện ngay sau khi lựa chọn được nhà đầu tư hoặc được Quốc hội thông qua theo hình thức đầu tư công. Mặc dù Bộ GTVT đã có nhiều văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua quan tâm giải quyết, tuy nhiên tiến độ GPMB tại một số dự án còn chậm. Đối với các dự án đường sắt đô thị, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính hỗ trợ, xem xét sớm có ý kiến thẩm định chủ trương vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ.

Thông tin từ Bộ GTVT cho hay, trong số 48 công trình trọng điểm thì đường bộ có 34 dự án, đường sắt có 6 dự án, hàng hải-đường thuỷ nội địa có 4 dự án, hàng không có 4 dự án.

Tính đến nay đã đưa vào khai thác, sử dụng 24 dự án. Còn lại 24 dự án trong đó chưa khởi công 12 dự án (8 dự án cao tốc Bắc-Nam, đường sắt đô thị Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo; 2 dự án cảng hàng không và dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ) và 12 dự án đang triển khai thi công gồm: 7 dự án đường bộ (Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, Cao tốc Bến Lức-Long Thành, Cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, Hầm đường bộ Đèo Cả, Hầm Cù Mông, Hầm Hải Vân, Dự án cao tốc đoạn Cam Lộ-La Sơn, Dự án cao tốc đoạn Cao Bồ-Mai Sơn và cầu Mỹ Thuận), 5 dự án đường sắt ( gồm Tuyến số 1 Bến Thành-Suối Tiên; Tuyến số 2 Bến Thành-Tham Lương; Cát Linh-Hà Đông; Nhổn-Ga Hà Nội; tuyến Yên Viên-Ngọc Hồi).

Phạm Huyền

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文