Lũ đi qua, “nỗi lo hồ đập” ở lại(!)

08:59 21/11/2013
Cuộc tranh luận dường như chưa tới hồi kết nhưng có thể khẳng định, việc quản lý các hồ đập nói chung hay cụ thể hơn là quy trình xả nước từ các hồ chứa, hồ thủy điện đang “rất có vấn đề”. Nếu cơ quan quản lý không thể giám sát được việc vận hành các hồ đập thì sẽ rất nguy hiểm(!)
>> Phát triển thủy điện mất kiểm soát và cái giá đắt phải trả

Trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, hiện nay cả nước có 6.800 hồ chứa thủy lợi. Trong những năm qua, Chính phủ đầu tư nâng cấp được 500 hồ. Đến giờ này còn khoảng 1.200 hồ có vấn đề cần tu bổ, sửa chữa. Năm nay có 317 hồ bị hư hỏng. Vừa qua Chính phủ lại bỏ ra 500 tỉ đồng hỗ trợ các địa phương sửa được hơn 90 hồ. “Trận bão nào chúng tôi cũng thông báo rất cụ thể cho từng địa phương là cái hồ nào nguy hiểm, đề nghị cử người đến đó gác, khi có nguy hiểm, là phải có biện pháp xử lý ngay” - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.

Trong số các hồ chứa thủy lợi, thì tại “khúc ruột” miền Trung, nơi “hứng bão” cho cả nước, lại là nơi có mật độ hồ chứa thủy lợi, thủy điện nhiều nhất cả nước. Đơn cử, tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa nhưng có đến 92 hồ không đảm bảo an toàn. Tại tỉnh Hà Tĩnh có 345 hồ chứa lớn nhỏ, 57 đập dâng với tổng dung tích trên 785,6 triệu m3 nước. Trong số đó, 100 hồ chứa và đập nhỏ đã xuống cấp, đặc biệt 17 hồ đập lớn... đã báo động đỏ. Quảng Bình và Quảng Trị có 277 hồ thủy lợi phần lớn hư hỏng, xuống cấp…

Đánh giá của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, phần lớn các hồ chứa, nhất là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã được xây dựng từ 30 đến 40 năm trước, nên số liệu tính toán, kinh nghiệm thiết kế, kỹ thuật thi công hạn chế, nhiều hồ đập không còn phù hợp với điều kiện mưa lũ cực đoan hiện nay. Ngoài ra, việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập của chủ đập chưa đầy đủ, nghiêm túc.

Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhận định “công tác quản lý Nhà nước về an toàn đập của các Bộ, ngành, địa phương dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn lúng túng, bị động”. Thực tế thì phần lớn hồ chứa loại nhỏ đang nằm rải rác tại các địa phương gần như “ngoài vùng phủ sóng” của Trung ương do được phân cấp cho địa phương, nhưng “ông chủ” thực sự lại là các đơn vị khai thác thủy lợi. Bởi vậy mới dẫn đến tình trạng, cứ mỗi mùa mưa, khi chính quyền lo ngay ngáy chuyện chống lũ cho dân, thì các hồ đầy nước lại thi nhau “tháo van” xả lũ, thêm nước cho vùng hạ lưu, tăng nhanh tình trạng ngập lụt.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nêu dẫn chứng, trong cơn bão số 11 đang gây lũ lụt lớn khắp các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, thì khu vực này có đến 13/20 hồ thủy điện lớn đang xả lũ, chưa kể các hồ thủy lợi. Còn tại trận lũ lịch sử cách nay mấy ngày, báo chí và người dân đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc thủy điện xả lũ, đã “góp phần” nhấn chìm vùng hạ du. Bởi lẽ tổng lượng mưa không lớn, nhưng lũ lại bằng thậm chí vượt mức lũ lịch sử năm 1999. Nhiều người còn cho rằng, miền Trung gánh “nhân tai” lũ chồng lũ là do thủy điện xả nước không đúng quy định. Có đại biểu Quốc hội còn đề nghị xử lý hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự trong việc xả lũ. Vì “không thể vì lợi ích nhỏ mà hi sinh lợi ích lớn của nhân dân”.

Ngược lại, cũng có ý kiến từ cơ quan chức năng biện minh rằng “thủy điện không có khả năng tăng lũ” hoặc “chưa có thủy điện nào xả không đúng quy trình”... Nhiều địa phương cũng phản ảnh, công tác dự báo mưa chưa được chính xác, dẫn tới câu chuyện hồ chứa “xả lũ giữa lúc mưa to”.

Cuộc tranh luận dường như chưa tới hồi kết nhưng có thể khẳng định, việc quản lý các hồ đập nói chung hay cụ thể hơn là quy trình xả nước từ các hồ chứa, hồ thủy điện đang “rất có vấn đề”. Nếu cơ quan quản lý không thể giám sát được việc vận hành các hồ đập thì sẽ rất nguy hiểm(!)

Thiên Thanh

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文