Luật Dược sửa đổi sẽ quản lý tốt giá thuốc

19:06 19/11/2015
Sau khi trình bày Tờ trình về dự án Luật Dược (sửa đổi) tại Quốc hội vào sáng 19/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc trao đổi cởi mở với báo giới về những nội dung thay đổi cơ bản của Luật dược cùng sự tác động tích cực đến người dân ra sao.

+ Hiện nay, cùng một loại thuốc nhưng lại có nhiều giá, thậm chí chênh lệch rất cao. Xin Bộ trưởng cho biết, Luật Dược (sửa đổi) lần này có điểm gì để khắc phục tình trạng trên?

BT Nguyễn Thị Kim Tiến: Việc quản lý giá công khai, minh bạch và thực hiện theo Luật giá, Luật đấu thầu cũng như Nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc của Chính phủ. Theo quy định hiện hành thì giá thuốc phải bảo đảm không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam, song việc xác định này rất khó nên không khả thi vì không khống chế được giá. Hiện mỗi địa phương đấu thầu ở thời điểm khác nhau, chủ đấu thầu khác nhau và nhiều nhà cung cấp khác nhau nên giá thuốc chênh lệch rất lớn.

BT Nguyễn Thị Kim Tiến.

Do đó, thay vì phải kê khai niêm yết giá mà mặt bằng giá phải tương đương với các nước có cùng trình độ y tế, kinh tế thì chúng ta phải tuân theo thị trường và quản lý giá công khai, minh bạch với thuốc do Nhà nước cấp ngân sách như thuốc chi trả từ quỹ BHYT và thuốc phòng chống dịch. Ngoài ra, theo Nghị định về đấu thầu thuốc, Bộ Y tế phải thành lập Trung tâm đấu thầu thuốc tập trung quốc gia và xây dựng Thông tư về hướng dẫn đấu thầu thuốc; phải ban hành danh mục đấu thầu thuốc tập trung quốc gia (có cả cấp tỉnh) trong năm 2016; danh mục thuốc sản xuất trong nước tham gia đấu thầu tập trung quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá (ưu tiên thuốc biệt dược, thuốc generic, thuốc hiếm). 

Như vậy sẽ tránh được sự chênh lệch giá lớn giữa các địa phương, tạo được nguồn cung ứng thuốc đủ, an toàn, hiệu quả, giá cả hợp lý. Khi đó, các danh mục thuốc trúng thầu và giá ở quy mô quốc gia sẽ được công bố công khai, tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá.

+ Vấn đề thuốc giả liệu có được Luật dược quan tâm để khắc phục, thưa Bộ trưởng?

BT Nguyễn Thị Kim Tiến: Thuốc giả là vấn đề mà nước nào cũng có. Nhưng theo WHO, tỷ lệ thuốc giả ở Việt Nam thấp hơn nhiều các nước. Song điều này cũng tiềm ẩn hiểm hoạ nên Bộ Y tế đang tích cực thanh kiểm tra và đã rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc, đặc biệt là xử phạt rất nặng những nơi sản xuất thuốc giả. Quan trọng là công tác  phối hợp liên ngành để thanh kiểm tra đột xuất cũng như định kỳ và xử phạt nghiêm các cơ sở vi phạm, công bố công khai để người dân biết. Việc chống hàng giả, hàng nhái còn liên quan đến các bộ ngành khác. Hiện, chúng ta đang có Uỷ ban quốc gia 389 về chống hàng giả hàng nhái, hàng buôn lậu, và với các Bộ Công thương, Bộ Công an, đặc biệt là địa phương, người dân để có thể phát hiện, giám sát cơ sở sản xuất thuốc giả cũng như đưa nguồn thuốc giả ở ngoài vào lưu hành.

+ Điều quan trọng nhất là người dân sẽ được lợi gì khi Luật dược đi vào cuộc sống, thưa Bộ trưởng?

BT Nguyễn Thị Kim Tiến: Khi Luật mới được sửa đổi ban hành thì nó phải khắc phục, hạn chế được Luật cũ và phù hợp với tình hình mới. Một số thủ tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh, buôn bán… với doanh nghiệp dược sẽ được đơn giản hoá, người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn. Các loại thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.

Công nghiệp dược, đặc biệt là dược liệu, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích phát triển, đặc biệt là thuốc nội, vì Luật này gắn với Luật đấu thầu và Luật giá để khuyến khích thuốc nội phát triển. Bộ Y tế cũng đã phát động chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dung thuốc Việt Nam”. BHXH Việt Nam  cũng cho biết, đợt đấu thầu vừa qua tỷ lệ thuốc nội đã tăng gấp đôi, giá và chi phí BHYT cho thuốc đã giảm từ 30-35%. Bộ Y tế cũng ban hành một loạt Thông tư quản lý khá chặt chẽ giá thuốc, đấu thầu thuốc…

+ Thực tế là, việc mua thuốc hiện quá dễ dàng khi không cần đơn thuốc, đồng thời, giá cả cùng một loại thuốc có sự chênh lệch. Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?

BT Nguyễn Thị Kim Tiến: Đúng là có thực trạng mua thuốc không cần đơn tại tất cả các loại thuốc dù Luật năm 2005 đã quy định bán thuốc theo đơn và đã có quy định về thực hành các nhà thuốc. Tuy nhiên, việc ghi đơn thuốc tràn lan và người dân tự tiện mua thuốc không có đơn do nhiều nguyên nhân: Người dân ngại đi khám bệnh, trong khi hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu chưa bao phủ đến hết người dân, vì thế, mỗi khi có bệnh là người dân tự đi mua thuốc; Quy định các nhà thuốc đạt chuẩn GPP thực hành tốt bán hàng thuốc không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo toa; Cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa một cách tương đối dễ dàng, có thể là ghi cả nhiều loại thuốc cần phải chỉ định chặt chẽ. Tình trạng này nguy hiểm là dẫn đến kháng thuốc kháng kháng sinh mà Bộ Y tế hiện nay đang phải vào cuộc quyết liệt.

Để khắc phục, tới đây, Bộ Y tế tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có đơn ở các quầy thuốc bán lẻ, đồng thời, kiểm tra gắt gao và chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ, tuyên tuyền rộng rãi để người dân mua thuốc theo đơn, không để ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng kháng kháng sinh.

+ Cám ơn Bộ trưởng!

Thanh Hằng (thực hiện)

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文