Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở - cánh tay nối dài của Công an xã ở địa bàn
Luật lực lượng tham gia BVANTT ở cơ sở nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
- Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTT, góp phần giải phóng miền Nam
- Huy động sức mạnh lòng dân giữ gìn ANTT ở cơ sở
Ngày 7/9, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (BVANTT). Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ dự, phát biểu tại phiên họp. Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt chủ trì phiên họp.
Tham dự có đại diện Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban TW MTTQ, các bộ, ngành liên quan.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại phiên họp |
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình dự án Luật nêu rõ, Luật lực lượng tham gia BVANTT ở cơ sở nhằm thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; kịp thời tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục sử dụng lực lượng Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ Công an xã tham gia bảo vệ ANTT theo quy định của Luật CAND năm 2018; bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; sắp xếp bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, giảm chi ngân sách, nâng cao hiệu quả hoạt động; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANTT tại cơ sở; xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở...
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc trình bày Tờ trình của Chính phủ |
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, hiện nay, các địa phương trong cả nước đã hoàn thành xong việc bố trí Công an xã chính quy đạt 100% các xã, thị trấn với hơn 30 nghìn người. Điều này làm phát sinh thực tế là có 126 nghìn Công an xã bán chuyên đã trách được thay thế bằng Công an chính quy do sỹ quan, hạ sỹ quan Công an đảm nhiệm. Do đó phải bố trí cho các chức danh công an xã này được tiếp tục tham gia bảo vệ ANTT trên địa bàn nơi bố trí Công an xã chính quy.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Luật Lực lượng tham gia BVANTT ở cơ sở gồm 5 chương, 35 điều. Quy định vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm điều kiện hoạt động, quan hệ công tác, tuyển chọn, bố trí lực lượng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
“Dự thảo Luật xác định đây là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia phối hợp, hỗ trợ Công an chính quy trong công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn cấp xã; tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” – Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, dự thảo Luật điều chỉnh thống nhất nhiệm vụ quyền hạn, nhiệm vụ của các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách thành nhiệm vụ chung của lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là “lực lượng tham gia hỗ trợ”, tránh trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của Công an cấp xã chính quy và chính quyền cơ sở.
Về sắp xếp, bố trí lực lượng: Dự thảo Luật quy định các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được sắp xếp thống nhất thành 1 lực lượng với tên gọi chung là lực lượng BVANTT ử cơ sở và được bố trí thành tổ ANTT ở thôn, tổ dân phố, đơn vị dân cư tương đương thuộc địa bàn cấp xã.
Kinh phí hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở do ngân sách địa phương hỗ trợ, cân đối kết hợp với huy động nguồn lực trong nhân dân...