Một số ý kiến về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

21:20 05/11/2015
Các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và nâng cao đời sống nhân dân.


Việc phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng này không chỉ xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, tài sản của Nhà nước, tính mạng, sức khỏe của nhân dân mà còn làm suy yếu khả năng phòng thủ của đất nước hoặc trực tiếp tác động đến sự tồn vong của chế độ. 

Do tính chất đặc biệt của công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, nên phải tiến hành các biện pháp bảo vệ tuyệt đối an toàn quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý và sử dụng theo quy định tại Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia năm 2007, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP, ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Từ năm 2000 đến nay, Cơ quan An ninh điều tra các cấp đã khởi tố, điều tra 1.831 vụ án với 3.983 bị can về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cho thấy, chế tài được quy định tại khoản 2 Điều 231 Bộ luật Hình sự năm 1999 (Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Có tổ chức; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; c) Tái phạm nguy hiểm) là hoàn toàn phù hợp, đủ mạnh để trừng trị tội phạm và răn đe, phòng ngừa chung, hạn chế đến mức thấp nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

Vì vậy, chúng tôi không đồng tình với quy định tại khoản 2 Điều 313 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động;

c) Làm chết ba người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 05 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của tất cả những người này từ 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế- xã hội;

d) Tái phạm nguy hiểm”.

Việc bỏ hình phạt tử hình trong những trường hợp nêu trên là rất vô lý, bởi lẽ Điều 123 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)  về tội giết người quy định: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau, người không có khả năng tự vệ...”. Chẳng lẽ làm chết ba người trở lên và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, xã hội mà chỉ bị hình phạt cao nhất là chung thân, trong khi phạm tội giết nhiều người thì hình phạt cao nhất là tử hình?

Để bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung đối với tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, chúng tôi đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 313 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), như sau: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động;

c) Làm chết ba người trở lên...”.

Lê Hưng

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文