Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai nhiệm vụ năm 2020

17:58 02/01/2020
Chiều 2-1, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 138 Chính phủ (138/CP) về phòng, chống tội phạm và BCĐ 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí: Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng BCĐ 138/CP và BCĐ 389 quốc gia; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ 138/CP; Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng BCĐ 138/CP; đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương, Phó Trưởng BCĐ 389 quốc gia...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Hội nghị.

Tình hình tội phạm tiếp tục được kiềm chế 

Báo cáo tại Hội nghị về kết quả công tác năm 2019 của BCĐ 138/CP, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết: Năm 2019, nhìn chung tình hình tội phạm tiếp tục được kiềm chế, có mặt cải thiện tốt hơn. Toàn quốc xảy ra 49.766 vụ tội phạm về trật tự xã hội, giảm 7,39% so với năm 2018. 

Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm hình sự còn diễn biến phức tạp; sự đan xen với tội phạm kinh tế, ma túy ngày càng manh động, một số vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm giết người, nhất là giết người do nguyên nhân xã hội gia tăng, có nhiều vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo; xảy ra nhiều vụ do người bị bệnh tâm thần hoặc “ngáo đá”gây ra. 

Tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em xảy ra nhiều. Tội phạm có tổ chức tiềm ẩn phức tạp, nhất là hoạt động núp bóng doanh nghiệp, bảo kê bến bãi, liên quan "tín dụng đen", cầm đồ, siết nợ, đòi nợ thuê gắn với hành vi cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật. Nhóm tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm.

Thứ trưởng Lê Quý Vương báo cáo tóm tắt kết quả công tác phòng chống tội phạm.

Thượng tướng Lê Quý Vương nhận định, năm 2019, hoạt động chỉ đạo, điều hành của BCĐ 138 Chính phủ và BCĐ các địa phương đã dần đi vào nề nếp, công tác phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong bảo đảm an ninh trật tự thực chất hơn. Đã chủ động nắm chắc tình hình, dự báo tình hình, kịp thời tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhiều chính sách về phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm tiếp tục được hoàn thiện.

Công tác phòng, chống tội phạm đạt được những thành tích rất nổi bật. Phát hiện và điều tra khám phá nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, tội phạm sử dụng công nghệ cao, ma túy, môi trường... Nhiều vấn đề phức tạp về tội phạm đã được giải quyết tốt, tạo chuyển biến căn bản.

Kết quả, lực lượng Công an đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan điều tra, khám phá 40.744 vụ phạm pháp hình sự, đạt tỷ lệ 81,93%; án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 93,86%; triệt phá 2.245 băng nhóm tội phạm; bắt, vận động đầu thú, thanh loại 5.549 đổi tượng truy nã. Công an các đơn vị, địa phương đã xác lập được nhiều chuyên án lớn, bắt giữ đối tượng và điều tra mở rộng phát hiện thêm nhiều vụ phạm pháp hình sự, nhất là đấu tranh, triệt phá nhiều băng nhóm hoạt động liên quan đến "tín dụng đen". 

Về tội phạm mua bán người: Đã điều tra, khám phá 175 vụ (đạt 91,14%), bắt 229 đối tượng (đạt 89,45%). Phát hiện, xử lý hơn 14 nghìn vụ phạm tội về kinh tế, hơn 1.700 vụ buôn lậu; gần 300 vụ phạm toi về tham nhũng và chức vụ. Phát hiện, xử lý hơn 25 nghìn vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Phát hiện, xử lý hơn 22.800 vụ, bắt hơn 35.000 đối tượng phạm tội về ma túy.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2020, BCĐ 138/CP xác định 7 nhiệm vụ công tác trọng tâm, trong đó đặc biệt lưu ý tới việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội giao tại nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27-11-2019 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án; nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, nhất là ở các địa bàn cơ sở.

Chỉ đạo mở các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ lớn của dân tộc, những sự kiện chính trị, kinh tế văn hóa xã hội trọng đại của đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; tiếp tục thực hiện đề án “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tội phạm”; quan tâm đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho Công an xã chính quy, Công an cấp huyện; duy trì quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống các loại tội phạm..

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt kết quả tích cực

Trong năm 2019, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước vẫn diễn biến phức tạp. Nổi lên tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, pháo nổ; thuê nhà xưởng sản xuất ma túy; kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hành vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách nhà nước và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. 

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự điều hành của BCĐ 389 quốc gia và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành và địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước đã đạt được một số kết quả tích cực, nhiều đối tượng, đường dây ổ nhóm buôn lậu đã bị triệt phá. 

Các đại biểu tại Hội nghị.

Số liệu sơ bộ 11 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 196.830 vụ việc vi phạm (giảm 16% so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp ngân sách nhà nước 20.118 tỷ 258 triệu đồng (tăng gần 4% so với cùng kỳ), khởi tố 1.883 vụ (tăng 30% so với cùng kỳ), 2.231 đối tượng (tăng gần 35% so với cùng kỳ).

Trong năm 2019, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Công an làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình tình tuyến, địa bàn, đối tượng để lập hồ sơ đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đã tập trung triệt phá các đường dây, tổ chức tội phạm buôn lậu, sản xuất tàng trữ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả,…bắt giữ đối tượng chủ mưu cầm đầu và điều tra mở rộng làm rõ trách nhiệm của các bộ công chức nhà nước có liên quan. 

Công tác điều tra, xử lý tội phạm đạt kết quả rất cao; các chỉ số về khởi tố mới tăng rất cao cả về số vụ và số bị can (tăng 16% số vụ so với cùng kỳ 2018), có tác dụng lan tỏa hiệu ứng răn đe và phòng ngừa cao. Bộ Công an cũng đã phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan nội chính điều tra, truy tố, xét xử nghiêm theo quy định của pháp luật; xử lý dứt điểm những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ 389 quốc gia. Kết quả, đã phát hiện, xử lý 5.629 vụ việc vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước đạt 33 tỷ 435 triệu đồng; khởi tố hình sự 1.237 vụ, 1.623  đối tượng. 

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận, nêu ý kiến về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; chống buôn lậu, gian lận thương mại; nêu những khó khăn, đề ra giải pháp giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.

N.Trung - A.Nhiên

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文