Nâng cao vai trò công tác dân vận trong hoạt động hoà giải ở cơ sở
- Gần dân hơn, sát dân hơn để công tác dân vận đi vào cuộc sống
- Tổng kết thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị
- Các tổ trinh sát địa bàn làm tốt công tác dân vận
- Nâng cao hiệu quả công tác dân vận
- Gian nan công tác dân vận ở Hang Kia, Pà Cò
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương chủ trì Hội nghị.
Cùng dự và tham gia điều hành Hội nghị có: đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị; đồng chí Nguyễn phước Lộc, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Hội nghị “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở” được tổ chức trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương |
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, chủ đề Hội nghị “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải” đã cho thấy bản chất của hoạt động hoà giải chính là công tác dân vận. Những mô hình tổ hoà giải 5 tốt, tổ hoà giải điển hình tiên tiến, các tổ hoà giải, hoà giải viên tiêu biểu ở nhiều nơi đã khẳng định không vận động tốt, không thể có hoà giải có hiệu quả.
Đồng chí Trương Thị Mai mong rằng, qua Hội nghị này, hoạt động hoà giải sẽ tiếp tục có bước đổi mới, tiến bộ và hiệu quả hơn, góp phần vào công tác dân vận của Đảng, giảm bớt vụ việc mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, giảm bớt số vụ việc dân sự khiếu kiện hành chính, tranh chấp lao động phải xét xử tại Toà án, giảm bớt gánh nặng cho chính quyền cơ sở, góp phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong cả hệ thống chính trị, tăng cường tình cảm, sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham gia nhiều ý kiến nhằm nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế của công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở và hòa giải đối thoại tại Tòa án; nhận diện bối cảnh mới với những yêu cầu và thách thức mới đặt ra,từ đó đề xuất định hướng, giải pháp hữu hiệu, thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong thời gian tới gắn với vai trò của công tác dân vận.