Nếu giảm biên chế thì tăng lương sẽ không ảnh hưởng đến ngân sách

13:40 22/10/2019
Ngành y tế trong 2 năm qua cắt giảm được 25.000 biên chế, tiết kiệm chi từ  ngân sách Trung ương chi trả lương cho số này 2.100 tỷ đồng.

Sáng 22-10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, đề xuất tăng lương năm 2020 của Chính phủ là rất phù hợp. Năm ngoái, ta đã tăng lương 7%, năm nay, nếu mức tăng là 110.000 đồng thì tức là tăng 7,33. Vấn đề là Chính phủ cân đối nguồn lực để tăng lương ở đâu.

Bổ sung nguồn cải cách tiền lương

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi đề xuất, ngoài giảm chi hành chính, tiết kiệm, tăng nguồn thu ngân sách… thì Chính phủ phải hết sức lưu ý đến chuyện cả nước đang thực hiện Nghị quyết 28 của Trung ương về đổi mới hệ thống chính trị với các đơn vị tổ chức trong Đảng và Nghị quyết 9 về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập. Phải dùng tiền tiết kiệm được khi đưa công chức, viên chức ra khỏi bộ máy hưởng lương Nhà nước để bổ sung cho nguồn cải cách tiền lương.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi.

Ví dụ, ngành y tế trong 2 năm qua cắt giảm được 25.000 biên chế, tiết kiệm chi từ  ngân sách Trung ương chi trả lương cho số này 2.100 tỷ. Vấn đề là phải giải quyết liệt xử lý các đơn vị công lập

“Muốn cải cách chính sách tiền lương, thì Chính phủ phải tích cực tinh giản biên chế, cải cách bộ máy hành chính, đặc biệt là sắp xếp lại các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng chuyển sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm cả tài chính, bộ máy, biên chế, lao động... Còn Nhà nước giao cho các đơn vị hành chính công lập nhiệm vụ gì thì Nhà nước trả chi phí cho phần đó”, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

Đồng thời, ông Bùi Sỹ Lợi cũng cảnh báo: “Tăng lương khi bộ máy quá cồng kềnh thì ngân sách không chịu nổi. Bộ máy lớn mà ta cứ cố cải cách tiền lương, thì dẫn đến chuyện sẽ lạm phát tiền lương vì tiền lương là giá trị chi trả sức lao động trên thị trường”.

Đẩy mạnh xây dựng vị trí việc làm

Theo tính toán của cơ quan thẩm tra báo cáo của Chính phủ, việc tăng lương năm sau nếu thực hiện sẽ cần phải dùng đến 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương, 40% nguồn tăng thu ngân sách Trung ương của năm nay để đảm bảo.

Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới phần chi đầu tư phát triển, sẽ đe dọa đến việc đầu tư cho xây dựng cơ bản, hạ tầng cơ sở. “Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn nâng năng suất lao động, để việc sử dụng nguồn lao động cho hiệu quả thì nhất thiết phải tăng lương. Đầu tư tăng lương cũng chính là đầu tư cho phát triển, tăng lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tạo ra hiệu suất hiệu quả công việc”, ông Lợi phân tích.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi cũng cho biết, trong giai đoạn hiện nay, đầu tư cho người lao động thông qua việc cải thiện tiền lương chính là đầu tư cho phát triển. Sau đó, ta phải sắp xếp cho hợp lý bộ máy và sắp xếp cho được vị trí việc làm.

Lộ trình tăng lương hiện nay thì gắn với việc đang sắp xếp vị trí việc làm và các bậc tiền lương theo đúng quy định của Nghị quyết 27, tức khu vực ngoài lực lượng vũ trang chỉ còn 2 bảng lương, bảng lương của chức vụ lãnh đạo và bảng lương của chuyên môn nghiệp vụ. Còn trong lực lượng vũ trang có 3 bảng lương, chúng ta phải tập trung để xử lý các nguồn cải cách tiền lương.

“Có thể khi cải cách chính sách tiền lương, tất cả các nguồn ngoài lương đưa vào tiền cứng, thì ta thấy rằng, có thể một số ngành, lĩnh vực sẽ không thay đổi so với thực tế tiền lương thu nhập hiện nay. Vì vậy, người ta cảm thấy cải cách tiền lương cũng có gì lớn nhưng về mặt bằng chung của công chức, viên chức sẽ đạt yêu cầu công bằng, công khai và minh bạch hơn”, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích


Thu Thuỷ

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文