Ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài

17:56 30/05/2017
Sáng 30-5 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và một số địa phương ven biển.

Việt Nam với đường bờ biển dài 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu km2, có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Việt Nam chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ an ninh chủ quyền của đất nước.

Trong thời gian qua, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với mức tăng trưởng nhanh, sản lượng khai thác thủy sản không ngừng tăng cao, góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế tàu cá vi phạm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên biển. Đến nay số lượng, chất lượng tàu cá đã phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2016, toàn ngành thủy sản có khoảng 109.000 tàu cá, trong đó có trên 30.000 tàu cá xa bờ, giải quyết sinh kế cho hơn một triệu lao động; tổng sản lượng thủy sản cả nước ước đạt hơn 6,7 triệu tấn (tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015); trong đó sản lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2015).

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này, đã xuất hiện tình trạng ngư dân ta đưa tàu đi khai thác trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

Tình trạng này không những ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của ngư dân, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sang các nước.

Nguyên nhân của xu hướng gia tăng này được cho là do lợi ích kinh tế, nhận thức của người dân chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật của một số chủ tàu chưa nghiêm, công tác quản lý nhà nước chưa đồng bộ, các cấp chính quyền cơ sở vào cuộc chưa thật sự kiên quyết, chế tài xử phạt chưa nghiêm.

Bên cạnh đó, việc phát triển đội tàu cá còn tự phát, chưa được kiểm soát phù hợp với ngư trường nguồn lợi. Một số vùng biển nguồn lợi hải sản suy giảm nghiêm trọng. Các quy định quản lý về khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản chưa sửa đổi kịp thời; công tác thống kê sản lượng khai thác, năng lực kiểm soát tàu cá trên biển còn hạn chế, chưa được bảo đảm dẫn đến nhiều bất cập.

Để giảm thiểu tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010, Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30/8/2012 và gần đây nhất là Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương đã thành lập tổ công tác liên ngành Trung ương và địa phương, tham mưu sửa đổi chính sách, đề ra nhiều biện pháp quản lý. Kết quả từ năm 2010-2014 tình hình có giảm.

Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, tình hình vi phạm có xu hướng gia tăng, và diễn biến phức tạp.

Tăng trách nhiệm chủ tàu

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp nhằm kiềm chế, ngăn chặn tình trạng ngư dân vi phạm vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

Trước mắt, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục quán triệt và tập trung nguồn lực triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 689/CT-TTg ngày 18-5-2010, Công điện số 1329/CĐ-TTg ngày 30-8-2012 và Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế nước ngoài.

Cùng với đó, phải tham mưu, sửa đổi ngay các quy định phù hợp với các cam kết quốc tế; rà soát sửa đổi các chính sách hiện hành, các quy định để siết chặt công tác quản lý, tăng cường thực thi pháp luật trong quản lý thủy sản để ngăn chặn, giảm thiểu tàu cá và ngư dân vi phạm.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn, hạn chế tàu cá vi phạm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ ngư trường biển trên vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam.

Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng có các biện pháp đàm phán với các nước về phân định các vùng biển chồng lấn, tiến hành bảo hộ công dân Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế, pháp luật Việt Nam và nước sở tại.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của lãnh đạo, người dân, để ngư dân thấy được hành vi vi phạm pháp luật, tác hại của hành vi đó đối với đất nước, với  chính ngư dân và gia đình.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện, triển khai đồng bộ các chương trình, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành thủy sản, trong đó có Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản, Kế hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến 2020, Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Chính sách phát triển thủy sản, khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Cùng với đó, hoàn thiện thể chế liên quan đến khai thác hải sản, đặc biệt phải tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường chế tài với chủ tàu và trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm pháp luật khi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý nhà nước; kiện toàn, tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật theo hướng thống nhất tổ chức hoạt động, bảo đảm nguồn lực cho triển khai nhiệm vụ được giao.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu tiếp tục đàm phán, ký kết, thiết lập đường dây nóng với các nước giải quyết sự cố nghề cá, chống đánh bắt bất hợp lý. Đàm phán, ký kết một số thỏa thuận hợp tác thủy sản với các nước trong và ngoài khu vực.

Theo Chinhphu.vn

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文