Ngành Kiểm sát vượt nhiều chỉ tiêu của Quốc hội trong năm 2019

08:51 04/11/2019
Năm 2019, ngành Kiểm sát đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, vượt nhiều chỉ tiêu các nghị quyết của Quốc hội giao, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.


Sáng nay 4-11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo công tác năm 2019 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trình bày báo cáo trước Quốc hội.

Báo cáo của người đứng đầu ngành Kiểm sát nêu rõ, năm 2019, ngành tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện và đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, vượt nhiều chỉ tiêu các nghị quyết của Quốc hội giao, khắc phục cơ bản những tồn tại, hạn chế được Quốc hội chỉ ra qua hoạt động giám sát năm 2018, góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Trong đó, tính từ đầu năm, cơ quan chức năng đã khởi tố mới hơn 78.700 vụ án, tăng 8,8% so với năm 2018; các nhóm tội phạm bị khởi tố tăng, trong đó, tội phạm về ma túy tăng nhiều nhất, ở mức 11,4% và diễn biến rất phức tạp; tội phạm về tham nhũng tăng 3,9%.

Công tác điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra VKSND tối cao có sự chuyển biến rõ nét so với năm 2018. Cụ thể, số vụ án được phát hiện, khởi tố và điều tra tăng 15,4%; tỷ lệ giải quyết nguồn tin tăng 4,9%, tỷ lệ điều tra tội phạm tăng 1% và chưa xảy ra oan, sai.

Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, nhiều vụ án dư luận xã hội quan tâm được khởi tố điều tra; ban hành nhiều kiến nghị với Thủ trưởng các bộ, ngành tư pháp các biện pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm. Qua đó, góp phần xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các vụ án về tham nhũng, kinh tế lớn được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đảm bảo yêu cầu chính trị và yêu cầu pháp luật. Trong đó, đảm bảo thời hạn và chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, điển hình là các vụ án AVG, các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.

"VKSND đã đề cao trách nhiệm trong việc áp dụng các biện pháp tố tụng để đấu tranh làm rõ hành vi, xác định tội danh; tích cực yêu cầu và áp dụng các biện pháp tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị trên 20.000 tỷ đồng; tỷ lệ thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt tăng 7,4%", Viện trưởng Lê Minh Trí khẳng định.

Theo người đứng đầu ngành Kiểm sát, trong số các vụ án có nhiều vụ xảy ra trong lĩnh vực quản lý, đầu tư công, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế với quy mô lớn, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tiếp tục tăng, ngành Kiểm sát đã kiểm sát việc giải quyết hơn 8.800 vụ án hành chính sơ thẩm, tăng 18,6% và hơn 426.000 vụ, việc dân sự sơ thẩm, tăng 10%.

Trong năm qua, VKSND Tối cao xác định nhiệm vụ chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Ngành và trọng tâm nhất của Viện kiểm sát các cấp. Quán triệt quan điểm không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; quan tâm đến lợi ích của người dân, doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các chủ thể vi phạm khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, Viện trưởng VNSND Tối cao Lê Minh Trí cũng cho biết công tác kiểm sát còn một số hạn chế, tồn tại, như: phải đình chỉ một số bị can do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can phạm tội; còn một số quyết định truy tố thiếu chính xác; tỷ lệ thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tăng nhưng chưa đạt chỉ tiêu của Quốc hội;...

Về nguyên nhân, ông Trí cho rằng một số Kiểm sát viên hạn chế về năng lực chuyên môn và trách nhiệm công vụ; số vụ án, vụ việc ngày càng tăng nhiều (số vụ án hình sự tăng 8,8%; số vụ án hành chính tăng 18,6%; số vụ việc dân sự tăng 10%).

Bên cạnh đó, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng chỉ ra rằng nhiều cơ quan đang đảm trách nhiều nhiệm vụ hơn theo quy định mới của pháp luật; trong khi các đơn vị đều phải chấp hành yêu cầu tinh giản biên chế. Các điều kiện bảo đảm, trang thiết bị cho hoạt động của Viện kiểm sát các cấp chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Q. Vinh - T. Minh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文