Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình:

Ngành hải quan không được để người dân và doanh nghiệp bức xúc

16:34 18/01/2020
Chiều ngày 18-1 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình làm việc với Tổng cục Hải quan về công tác chống buôn lậu năm 2020.


Báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình về công tác hoạt động của TCHQ trong năm 2019, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, năm 2019, Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc, toàn diện các mặt công tác. Trong đó, toàn Ngành giải quyết thủ tục cho lượng hàng hóa có tổng giá kim ngạch lên tới 517,26 tỷ USD.

Đối với công tác chống buôn lậu, năm 2019, với vai trò là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong lĩnh vực chống buôn lậu, dấu ẩn nổi bật liên quan đến công tác kiểm soát chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa và chuyển tải bất hợp pháp; đấu tranh với tội phạm ma túy.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo

Năm 2019, toàn Ngành đã tham gia đấu tranh, bắt giữ nhiều vụ án ma túy xuyên quốc gia quy mô lớn, nhiều vụ thu giữ tang vật lên đến hàng trăm kg ma túy các loại. 

Có thể nói, năm 2019, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được Tổng cục Hải quan triển khai tích cực và quyết liệt, nhiều vụ việc vi phạm có số lượng và trị giá lớn được phát hiện và bắt giữ kịp thời như: Ma túy; mặt hàng thuộc danh mục cấm của Công ước CITES (ngà voi, vảy tê tê, sừng tê giác…); buôn lậu xăng, dầu DO, than, khoáng sản, rượu bia, thuốc lá...; hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam; hàng tiêu dùng, thực phẩm, hàng hóa ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng...

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận nhiệm vụ thu ngân sách năm 2019 của ngành Hải quan đạt kết quả rất tích cực với 348.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, năm qua ngành hải quan đã phát hiện và xử lý hơn 17.000 vụ vi phạm pháp luật hải quan. Trị giá hàng hóa vi phạm ước 3.000 tỉ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước gần 500 tỉ đồng. 

Cơ quan hải quan đã khởi tố 50 vụ và chuyển cơ quan khác 161 vụ vi phạm. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình ghi nhận vụ điển hình như bắt giữ 4 đối tượng Đài Loan buôn lậu 500kg cocain; Vụ 9.000 kg ngà voi ở cảng Tiên Sa (Đà Nẵng)… 

Đặc biệt là vụ việc xảy ra ở công ty CP tập đoàn Asanzo, Tổng cục Hải quan đã tích cực phối hợp với các bộ ngành và thống nhất báo cáo Chính phủ về kết quả xác minh, đề xuất kiến nghị tăng cường kiểm soát đối với các trường hợp tương tự, sửa đổi, bổ sung các quy định để quản lý chặt chẽ về xuất xứ và ghi nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, Phó Thủ tướng  Thường trực lưu ý trong năm 2020, ngành hải quan cần tập trung khắc phục tình trạng một bộ phận công chức hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm có liên quan đến các vụ buôn lậu. 

Tại một số đơn vị còn có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng vặt. Phó thủ tướng yêu cầu ngành Hải quan cần tăng cường thanh kiểm tra công tác vụ, xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động công vụ của công chức hải quan đặc biệt là công tác kiểm tra sau thông quan để phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng lạm quyền. Không để người dân và doanh nghiệp bức xúc, giảm sút niềm tin vào lực lượng hải quan. Cần loại ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, năm 2020, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn tinh vi hơn. Nhất là tình trạng lợi dụng luồng xanh, sự thông thoáng trong quản lý xuất nhập khẩu để buôn lậu vận chuyển hàng cấm… Chính vì vậy, ngành Hải quan cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý thị trường, Công an để công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả tốt hơn. 

Mặt khác, Phó Thủ tướng Thường trực cũng lưu ý cơ quan Hải quan cũng cần phối hợp với lực lượng hải quan, an ninh các nước để ngăn chặn từ xa các hành vi buôn lậu nhất là các trường hợp nhập hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất đi nước thứ ba. Đồng thời, công tác chống gian lận thương mại hiệu quả còn giúp lạnh mạnh hóa nền kinh tế, tạo cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn bày tỏ quyết tâm sẽ đoàn kết cùng tập thể lãnh đạo Tổng cục Hải quan lãnh đạo, chỉ đạo toàn Ngành hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong năm 2020. Trong đó, tập trung và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chống buôn lậu. 

Tiếp tục đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy. Bởi, tình hình tội phạm ma túy đang diễn biến hết sức phức tạp, các đường dây, ổ nhóm không còn vận chuyển nhỏ lẻ qua đường mòn lối mở, mà hình thành những đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia thông qua việc cất giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh...

Về xử lý vi phạm về xuất xứ, thời gian qua, hải quan đã xử lý, tịch thu hơn 30.000 xe đạp điện xuất khẩu đi Mỹ, hoặc xử lý doanh nghiệp giả mạo xuất xứ Việt Nam. Tính ra trị giá các lô hàng rất lớn, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp đang giải trình. Trong đó, có những mặt hàng lên tới 100 tỷ. Tương tự, là các gian lận xuất xứ, giả mạo xuất xứ Việt Nam rất lớn từ gỗ, điện mặt trời, cho tới xe đạp điện. 

Về công tác kiểm soát chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hoá và chuyển tải bất hợp pháp, Tổng cục Hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát kiểm sát chặt chẽ về xuất xứ, ghi nhãn hàng hoá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống chuyển tải bất hợp pháp đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tập trung điều tra xác minh một số doanh nghiệp có dấu hiệu lợi dụng xuất xứ, lừa dối người tiêu dùng, buôn lậu, trốn thuế. 

Phối hợp với các Bộ, ban ngành thống nhất và trình Bộ Tài Chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin vụ việc Công ty CP Tập đoàn Asanzo và đề xuất kiến nghị tăng cường kiểm soát đối với các trường hợp tương tự, rà soát, sửa đổi, bổ xung các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo chặt chẽ trong quản lý nhà nước về xuất xứ, ghi nhãn hàng hoá.

Lưu Hiệp

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文