Bộ trưởng NN&PTNT lý giải nguyên do tiêu thụ lợn kém

10:43 13/06/2017
Đó là giải trình của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường tại phiên chất vấn sáng nay, 13-6.


Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ngay từ đầu buổi sáng đã có 68 đại biểu đăng ký chất vấn đối với Tư lệnh ngành Nông nghiệp. Điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” từ nhiều kỳ họp vẫn tiếp tục được nhắc lại. Đặc biệt, vấn đề giải cứu lợn được nhiều đại biểu nêu ra.

ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) đặt vấn đề: Căn cứ vào đâu, Bộ đã quy hoạch dự báo phát triển sản phẩm ngành chăn nuôi, phê duyệt tổng đàn lợn đến năm 2015 là 32,2 triệu con, đến 2020 là 34,4 triệu con? 

Đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT sáng nay, 13-6

Theo ông, số liệu thống kê hàng năm cho thấy, năm 2015 tổng đàn lợn mới chỉ đạt được hơn 27,7 triệu con và 2016 đạt hơn 29 triệu con - thấp hơn nhiều so với quy hoạch mà thị trường lại dư thừa hàng chục triệu con rồi và giá cả giảm sút thảm hại, người chăn nuôi thua lỗ nặng, lúng túng trong giải pháp giải cứu? Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân, giải pháp và trách nhiệm của Bộ?

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh) đưa ra thực tế, tình hình ngành chăn nuôi lợn đặc biệt khó khăn do cung vượt cầu, lượng thịt dư thừa quá lớn dẫn đến giá lợn lao dốc không phanh, đến thời điểm này ngành chăn nuôi đã lỗ đến 50% giá thành, gây thiệt hại quá lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. 

“Xin  Bộ trưởng cho biết những giải pháp căn cơ, lâu dài để giải quyết hiệu quả vấn đề này như thế nào?” – đại biểu nêu câu hỏi.

Trả lời trực tiếp trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ với toàn bộ bà con nông dân về tình hình nuôi lợn hiện nay.

“Có hai nguyên nhân chính: Một là, sức sản xuất của chúng ta thời gian qua tăng trưởng quá nhanh, trong 10 năm qua riêng về thịt tăng trên 3,6 lần, từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn; riêng về lợn, từ 1.000 tấn sau 10 năm lên 800.000 tấn; riêng về cá nuôi tăng từ 1,8 lên 3,4 triệu tấn; cùng với đó là chục tỷ quả trứng. Riêng lợn còn tăng trưởng nhanh hơn, cách đây 10 năm Việt nam thấp nhất trong ASEAN, khoảng hơn 2 triệu con, bây giờ là 4,2 triệu con…” - Bộ trưởng phân tích.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thời gian gần đây không có dịch, làm cho sức tăng trưởng quá nhu cầu người dân. Bên cạnh đó, rổ thực phẩm Việt Nam đã cơ cấu thành phần. Trước đây mâm cỗ Việt Nam luôn có thịt lợn, giờ trong mâm cỗ còn có nhiều lựa chọn khác như trứng, sữa, thịt gà, thịt bò….

Thứ hai, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thì tổ chức ngành hàng của chúng ta chưa tốt. Đến nay vẫn còn 3 triệu hộ chăn nuôi. Chúng ta vẫn phải duy trì vì nếu không thì nông dân biết phải làm gì, tuy nhiên thời gian tới phải co lại. Tiếp đó, khâu chế biến, liên kết trong sản xuất chưa tốt. Cho đến giờ liên kết sản xuất thịt lợn chỉ được 20% ở khâu nuôi còn chế biến rất kém. Các doanh nghiệp chế biến đủ các khâu từ giống, chăn nuôi, giết mổ, phân phối chỉ đếm trên đầu ngón tay, làm cho khâu tiêu thụ trên 90% vẫn theo cách truyền thống, thịt lợn tươi bán ở phản, không phù hợp cơ cấu nhu cầu, cơ cấu tiêu dùng của xã hội.

Khâu xuất khẩu cũng kém, chỉ đi được 3 nước, mới chỉ xuất khẩu lợn sữa mỗi năm 20.000 tấn, chủ yếu thị trường Trung Quốc, còn lại chưa mở rộng được thị trường khác.

“Tóm lại, trong 3 khâu thì khâu sản xuất tốt, còn 2 khâu sau yếu, dẫn tới tháng 4 vừa qua thịt lợn thừa, “được mùa giá rớt” do sức tiêu thụ giảm đi, nhu cầu thực phẩm khác thay thế” – Bộ trưởng nói.

Đại biểu hỏi, ngành Nông nghiệp phải nhìn lại quy hoạch, định hướng chiến lược như thế nào? Chúng ta hội nhập cũng có dòng sản xuất ra, nhưng không tính kỹ hết được. Sản xuất nhỏ mà muốn quy mô lớn, thành sản xuất chuỗi cần có những chính sách đầu tư, đặc biệt là mở cửa thị trường… 

“Ngành lợn 3 phân khúc thì chỉ làm được một phân khúc nhanh, còn lại hai phân khúc rất kém, trong đó có trách nhiệm của ngành” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận.

Quỳnh Vinh

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.