Ngày hội lớn lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

09:39 03/12/2020
Với chủ đề: “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước”, Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2020 diễn ra trong ba ngày, từ 2 đến 4-12. Trong đó, phiên khai mạc đại hội diễn ra vào lúc 8h ngày 4/12 tại Trung tâm hội nghị quốc gia Hà Nội.

Gồm 1.600 đại biểu chính thức tham dự và 300 đại biểu khách mời, Đại hội là một sự kiện chính trị quan trọng trong năm 2020 và cả nhiệm kỳ vừa qua, nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc giai đoạn 2010-2020, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, tiếp tục hoàn thiện chính sách dân tộc, đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030. 

Về thành phần đại biểu chính thức, có 1.240 đại biểu đại diện của 54 dân tộc tham dự, trong đó đại biểu nam chiếm tỷ lệ 66,7%, đại biểu nữ là 33,3%. Nhóm đại biểu từ 70-90 tuổi chiếm tỷ lệ 3%. Nhóm đại biểu dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 1,7%. Có 360 đại biểu Trung ương được chọn cử tham dự. Đại hội là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đại hội còn là dịp ghi nhận công lao, đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Tại Đại hội, Ban Tổ chức sẽ tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước giai đoạn từ năm 2010-2020. Đây là ngày hội lớn mang tính chính trị, xã hội sâu sắc, kết nối lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giành được sự quan tâm sâu rộng của đồng bào các dân tộc trên mọi miền của đất nước...

Theo chương trình, sáng 3/12, Đoàn gồm 100 đại biểu tiêu biểu, xuất sắc, đại diện cho 54 dân tộc do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn sẽ làm lễ dâng hương tại Đền thờ các Vua Hùng (Việt Trì, Phú Thọ); Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng làm Trưởng đoàn sẽ viếng Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại TP Hà Nội; đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Chiều cùng ngày, Đại hội họp phiên trù bị, sau đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ chủ trì gặp mặt 100 đại biểu tiêu biểu của các đoàn, đại diện cho 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II diễn ra sáng 4/12. Đại hội tiến hành các nội dung thảo luận, công tác thi đua khen thưởng, thông qua quyết tâm thư đại hội và bế mạc vào buổi chiều.

Trước đó, chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình hoan nghênh Ủy ban Dân tộc và các bộ, cơ quan đã tích cực, chủ động, khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị tổ chức đại hội bảo đảm an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc, các bộ: Công an, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai nhiệm vụ được giao, huy động lực lượng thực hiện tốt công tác hậu cần, lễ tân, khánh tiết, y tế, phòng, chống dịch bệnh, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy; tổ chức chương trình văn nghệ “Vững mãi niềm tin theo Đảng”...

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội, thời gian qua, Tiểu ban An ninh – Y tế thuộc Ban Tổ chức Đại hội và Tiểu ban an ninh, trật tự (ANTT) Bộ Công an đã chủ động triển khai các mặt công tác bảo đảm an ninh, an toàn phục vụ chuẩn bị, tổ chức Đại hội. 

Theo đó, Tiểu ban ANTT Đại hội thường xuyên phối hợp với Ban Tổ chức Đại hội để nắm chương trình, kịch bản Đại hội; kịp thời rà soát, bổ sung, hoàn thiện các kế hoạch, phương án đảm bảo ANTT các hoạt động của Đại hội phù hợp với diễn biến tình hình, nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn phục vụ tổ chức thành công Đại hội. Công tác đảm bảo an ninh, y tế của Tiểu ban đã sẵn sàng, cơ bản đáp ứng tiến độ, chu đáo, đảm bảo thống nhất trong chỉ huy, chỉ đạo, phục vụ tổ chức Đại hội; các lực lượng tham gia đã nắm vững yêu cầu, nhiệm vụ được phân công, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, quyết tâm đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội trong mọi tình huống.

Chủ trì Phiên họp Tiểu ban An ninh - Y tế ngày 23/11, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế, Trưởng Tiểu ban ANTT đại hội nhấn mạnh, công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn đại hội có ý nghĩa chính trị to lớn góp phần tổ chức thành công đại hội. Do vậy, để thúc đẩy các mặt công tác ở cấp độ cao nhất, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình hình huống, Thứ trưởng Lương Tam Quang đề nghị, thành viên Tiểu ban An ninh – Y tế tiếp tục phát huy vai trò trong triển khai các mặt công tác bảo đảm an ninh, y tế đại hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Qua đó đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho đại hội; bảo đảm sức khỏe của các đại biểu và phòng, chống dịch bệnh COVID-19...

Nhóm PVTS

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文